Latest Post



Cuộc đời con người có thể vì tiền mà "vào sinh ra tử". Vất vả nửa đời chính là vì mong muốn tích góp nhiều tiền tài, vật chất hơn nữa để có thể nâng chất lượng sinh hoạt lên một độ cao khác. Thế nhưng, đồng thời tiền tài cũng tựa như xiềng xích, lòng tham là nấm mộ chôn vùi bản thân. Chúng ta càng để đồng tiền, danh lợi, vật chất chiếm đoạt bản thân lại càng đánh mất tất cả. Cuối cùng chỉ là công dã tràng, không còn gì trong tay.
Đó chính là lý do mà cổ nhân có câu: “Nhân vị tài tử, điểu vị thực vong”, tức là “Người chết vì tiền tài, chim chết vì miếng ăn”. Câu nói này bắt nguồn từ một điển tích xa xưa kể lại rằng:
Thời cổ đại, có một thanh niên tên là A Tam chẳng biết làm gì, chỉ suốt ngày ăn rồi lại nằm, mong chờ cuộc đời không làm mà hưởng, tiền tài từ trên trời rơi xuống.
Một con chim hung ác gần đó biết chuyện, nửa đêm tìm đến nhà A Tam và nói rằng: “Chẳng phải ngươi muốn được giàu có chỉ trong 1 đêm sao? Ta sẽ giúp ngươi.”
A Tam vội vàng hỏi: “Mi chỉ là một con chim thì có thể giúp ta kiểu gì?”.
Con chim hung ác trả lời: “Ở xa ngoài khơi có một hòn đảo, trên đảo toàn là vàng. Chỉ cần mỗi ngày ngươi trả cho ta 1 con dê để ăn no bụng, ta có thể đưa ngươi bay đến đó nhặt vàng về”.
A Tam không cần suy nghĩ gì nhiều đã nhanh chóng đồng ý, leo lên lưng con chim để nó chở mình bay qua núi cao, lướt qua biển rộng, cuối cùng đặt chân tới một hòn đảo được trải vàng óng ánh, dõi mắt nhìn không thấy điểm cuối là đâu. Trước khi thả A Tam xuống, con chim nói: “Ngươi nhất định chỉ được ở lại trên đảo khi màn đêm còn buông xuống. Ngay khi mặt trời vừa lên, chúng ta phải nhanh chóng rời khỏi”.
Nói rồi, nó thả A Tam xuống đất. Tuy nhiên, số vàng khổng lồ trước mắt khiến anh ta quên luôn lời dặn của con chim. Ba lần bảy lượt thúc giục mà A Tam vẫn không chịu đi, thế là con chim lập tức bỏ lại anh ta để bay vút đi. Ngay lúc đó, mặt trời nhô lên, A Tam lập tức bị lửa thiêu cháy.
Về phần con chim, nó tức tối vì đã mất công mất sức bao nhiêu, nhưng kết quả lại không được gì. Thế là đêm xuống, nó lại trở về hòn đảo, lấy thi thể A Tam làm bữa tiệc lớn nhưng vì mải ăn, lần này đến lượt nó quên mất thời gian, cuối cùng rơi vào kết cục không khác gì anh ta vào sáng hôm sau.
Vậy nên người ta mới dùng câu nói “Người chết vì tiền tài, chim chết vì miếng ăn” để cảnh tỉnh thế nhân đừng để danh vọng, tiền tài và vật chất che mờ đôi mắt, buông thả ham muốn vô độ, cuối cùng đánh mất chính mình.
Ngày nay, cuộc sống tràn ngập cám dỗ lại càng khiến chúng ta dễ dàng sa ngã, chấp nhận đánh đổi rất nhiều nguyên tắc, quy định và phẩm hạnh chỉ vì một món lợi ích. Vì làm giàu, thương nhân có thể bất chấp thủ đoạn trong cạnh tranh, chỉ tập trung vào lợi nhuận thu về. Khi chữ “Tài” chiếm mất vị trí đầu tiên trong lòng người thì ngũ thường của người quân tử là Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín tự nhiên cũng không bị xem nhẹ.
Một người đàn ông trụ cột gia đình thường phải gánh trọng trách kinh tế trên vai, cung cấp và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho cả gia đình. Nếu kiếm được ít, người ta có lý do để coi thường. Tự bản thân người đó cũng sẽ cảm thấy mất mát, tự ti và chua xót chán nản trước cuộc đời. Do đó, áp lực phải làm giàu cũng trở nên nặng nề gấp bội.
Đời xưa đã có câu “Quân tử ái tài”, đời nay cũng chẳng có ai không yêu tiền, không muốn ở nhà đẹp, không muốn đi xe sang, không muốn ăn sung mặc sướng, vinh hoa phú quý đầy nhà. Thế nhưng, nếu cứ một mực nắm giữ những thứ không thuộc về mình, chúng ta sẽ không bao giờ có thể thực sự sở hữu hạnh phúc.
Vàng bạc châu báu chỉ như thêu hoa trên gấm, có thì tốt đẹp, không có cũng chẳng ảnh hưởng gì tới đời sống thực tế của mỗi người. Đôi khi, nếu gạt bỏ lòng tham sang một bên, chúng ta sẽ nhận ra rằng mình có thể dễ dàng thỏa mãn hơn nhiều. Nhà chỉ cần đủ để ở, không cần quá xa hoa. Xe chỉ cần đủ để di chuyển, không cần quá đắt tiền. Của cải chỉ cần đủ dùng trang trải cuộc sống và có một khoản tiết kiệm, không cần sở hữu quá nhiều số 0 “nằm ngủ” trong tài khoản ngân hàng.
Giàu hay nghèo thì chúng ta vẫn sống, vẫn có tư cách để được hạnh phúc với chính hiện tại của mình. Cuộc sống có vô vàn cách sống, quan trọng nhất là được sống cho chính bản thân, cho những người xung quanh, cảm nhận sự thỏa mãn từ đáy lòng.
Mỗi người chỉ có 1 cuộc đời để sống. Khoảng thời gian mất đi đều không thể lấy lại được. Vì vậy, tại sao không hưởng thụ cuộc sống của chính mình, tìm kiếm những điều bản thân yêu thích và thoải mái nhất? Trên con đường tương lai, có thể chúng ta còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Do đó, hãy học cách tận hưởng và sống cho vui vẻ ngay tại thời điểm này. Đó mới là cuộc sống có thể khiến bạn hạnh phúc.
Dù có mù quáng theo đuổi tiền tài vật chất, công danh lợi lộc, nhan sắc vóng dáng hay bất cứ thứ gì khác, mục tiêu cuối cùng mà chúng ta tìm kiếm cả đời vẫn chỉ là hai chữ “hạnh phúc”. Đôi khi, chúng ta vẫn luôn có được nó, chỉ là không biết trân trọng mà thôi. Khi được làm điều bạn thích là tự do, thích điều bạn làm chính là hạnh phúc.
Đừng vì những giá trị phù hoa hư vinh phù du của đời người mà đánh mất giá trị cốt lõi của bản thân. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ cũng không thể bằng một khoảng không tĩnh lặng, an yên cho riêng mình. Đừng như con chim hung ác hay A Tam tham lam trong câu chuyện kể trên, chỉ vì cái lợi ích trước mắt mà đánh mất cả sinh mạng của mình. Sống ở đời, đánh mất bản thân thì có khác gì đánh mất sinh mạng?
Theo Trí thức trẻ


1. Bất kỳ một sự đả kích nào cũng không nên trở thành cái cớ cho bạn sa ngã. Bạn không thể thay đổi thế giới nhưng bạn có thể thay đổi bản thân mình. Việc cần làm là chọn lựa một con đường đúng đắn và kiên trì bước tiếp.
2. Đừng bao giờ thay đổi mình vì người khác. Nếu họ không thể tiếp nhận một con người nhiều điểm xấu là bạn, thì cũng không xứng để có được một con người với nhiều điểm tốt là bạn.
3. Thực ra, con người luôn ngược đời, người yêu bạn chiều chuộng bạn thì bạn không thèm. Người lạnh lùng, ơ hờ với bạn thì bạn lại theo đuổi mãi không thôi. Cuối cùng, người bị tổn thương đầy mình là chính bản thân bạn.
4. Sự lợi hại thực sự không phải là bạn quen biết bao nhiêu người, mà là vào lúc bạn gặp hoạn nạn, có bao nhiêu người quen biết bạn.
5. Tiền xu luôn tạo ra tiếng động nhưng tiền giấy lại luôn im lặng. Vì thế khi giá trị của bạn tăng lên hãy giữ cho mình khiêm tốn và nói ít đi.
6. Thượng đế đóng cánh cửa của bạn lại, thì đồng thời dùng một cánh cửa khác để kẹp đầu bạn, nếu bạn nghĩ rằng cuộc đời chỉ có hai cánh cửa đấy mà không chịu thoát ra tiếp. Còn cánh cửa thứ 3, cánh cửa này mở được, nhưng là vực thẳm.
7. Cuộc sống, là một bộ sách vô số chữ, mỗi người có cách đọc của riêng mình. Cuộc sống, là một câu hỏi có nhiều lời giải, mỗi người có đáp án của riêng mình. Cuộc sống, là một tách trà, mỗi người có cách thưởng thức của riêng mình. Những lúc không vui, hãy tự nhủ với bản thân: Rằng tất thảy của tất thảy, chính là để cuộc sống, thoải mái hơn, vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn.
8. Có sinh sẽ có tử, song chỉ cần bạn vẫn đang có mặt trên đời này, thì phải sống bằng cách tốt nhất. Có thể không có tình yêu, không có đồ hàng hiệu, song không thể không vui vẻ.
9. Người ta nghĩ sao về bạn, không có liên quan gì đến bạn. Bạn sống thế nào, cũng không có liên quan gì đến người ta.
10. Đừng tranh cãi với kẻ ngu vì họ sẽ kéo bạn xuống ngang tầm và dễ dàng đánh bại bạn bằng kinh nghiệm của họ.
11. Nếu hôm nay cuộc đời lừa bạn, đừng buồn mà khóc, vì có lẽ ngày mai và ngày sau nữa nó vẫn còn lừa bạn đấy.
12. Lưỡi không có xương nhưng cũng đủ cứng để có thể làm tan nát một trái tim. Vì vậy hãy cẩn thận với ngôn từ của bạn.
13. Giống như hoa dại, hãy học cách sinh tồn trong mọi hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, ngay cả khi người đời cho rằng bạn không thể.
14. Nếu người khác tôn trọng bạn, hãy tôn trọng họ. Nếu họ không tôn trọng bạn, vẫn cứ tôn trọng họ, đừng để hành động của người khác ảnh hưởng đến nhân cách tốt đẹp của bạn. Bởi lẽ, bạn chính là bạn chứ không phải là một ai khác.
15. Đương nhiên không phải cứ cố gắng là sẽ thành công, nhiều lúc đem hết tất cả của bản thân ra rồi mà vẫn thất bại đấy thôi. Nhưng cái chính là thất bại rồi đôi khi lại học được nhiều hơn cả thành công, bởi thất bại mới biết nên dừng, nên cố hơn ở điểm nào.
16. Nếu như bạn mong đợi người đời sẽ tử tế với bạn chỉ vì bạn tử tế với họ, thì cũng giống như việc bạn trông chờ một con sư tử không ăn thịt mình chỉ vì mình không ăn thịt nó. Cuộc sống vốn dĩ không công bằng, hãy học cách thích ứng đi.
17. Kẻ khốn cùng nhất trên thế giới này không phải là người không có một đồng xu dính túi, mà là kẻ không có nổi một ước mơ.
18. Khi con sóng cuộc đời ập đến và dòng chảy làm thuyền bạn lật. Đừng tốn nước mắt cho những điều đã qua, cứ an nhiên thả mình trôi theo sóng.
19. Để trở thành một ngôi sao, bạn phải tự tỏa ánh sáng của riêng mình, đi theo con đường của riêng mình, và đừng lo lắng về bóng tối, bởi đó là khi sao sáng nhất.
20. Khi cuộc đời đẩy bạn ngã xuống, hãy cố hạ cánh bằng lực. Bởi vì nếu bạn có thể nhìn lên, bạn có thể đứng dậy. Hãy để lý trí kéo bạn dậy.
21. Xấu chính là bệnh, nếu không vì sao thẩm mỹ viện cũng được coi là bệnh viện. Soi gương nhiều vào, dù có đau khổ, suy sụp ra sao, bạn cũng đã biết nguyên nhân. Đẹp thì ăn cũng được coi là dáng ăn đẹp, xấu thì chỉ được gọi là cái thùng cơm thôi.
22. Kiếm tiền là một loại năng lực, tiêu tiền là một loại kỹ thuật, năng lực của tôi có hạn nhưng kỹ thuật lại rất cao.
23. Không phải tiền bạc, sự nghèo khó mới chính là gốc rễ của mọi điều xấu xa và tội lỗi. Khi nghèo khó con người ta thường hay làm liều và không thể làm chủ được bản thân nên dễ phạm phải nhiều sai phạm và lầm lỗi.
24. Đừng nên trách móc bất kỳ ai trong cuộc đời này vì: Những người tốt đem đến cho bạn hạnh phúc, những người xấu đem đến cho bạn kinh nghiệm, những người tồi tệ đem đến cho bạn bài học và những con người tuyệt vời đem đến cho bạn kỉ niệm.
25. Bạn có thể bị tổn thương nếu yêu một người một cách say đắm, nhưng nó là phương pháp duy nhất khiến con người bạn trở nên toàn diện.
26. Nếu bạn kiếm được nhiều tiền, nên làm nhiều việc thiện khi bạn còn sống, đó là một cách trả báo tốt nhất cho bạn.
ST.

Kẻ vô dụng tích cực (dùng để nói đến những người chỉ thích thiết lập tuyên ngôn cho chính mình, nhưng mãi mãi không làm được). Kiểu người này luôn trong tâm thế tích cực đi lên, nhưng hành động lại y hệt một kẻ vô dụng, họ luôn cảm thấy khủng hoảng sau cách sống buông thả, thường tự trách sự lười biếng của bản thân.
Bề ngoài thì, họ đang tìm kiếm sự đi lên, họ luôn mong muốn thay đổi bản thân, họ rất cầu tiến, nhưng trên thực tế họ chỉ đang dùng một phương pháp viển vông để che giấu sự lười biếng của mình.
Việc làm này vô cùng nguy hiểm: họ càng tích cực xây dựng đủ loại chí hướng, họ càng thất bại nhanh hơn. Rất nhiều người, chính là bị hủy hoại bởi sự ra vẻ cầu tiến này.
- Trở nên vô dụng tích cực, đó là bản chất con người
Đầu năm 2017, viện nghiên cứu tại Mỹ đã tiến hành một cuộc khảo sát 1273 người và tổng kết những mục tiêu mà mọi người thích đặt ra nhất:
1. Giảm béo, chế độ ăn uống lành mạnh (21,4%).
2. Nâng cao bản thân và cải thiện điều kiện sống (12,3%).
3. Học cách quản lý tài chính (8.5%).
4. Bỏ thuốc lá (7,1%).
5. Dành nhiều thời gian hơn với gia đình (6,2%).
6. Học một thứ mới (5,3%).
7. Tìm người yêu (4,3%).
8. Thay đổi một công việc khác tốt hơn (4,1%).
Vì sao lại lấy số liệu của Mỹ để nói về việc này? Bởi vì chỉ cần nhìn vào bảng số liệu này, bạn sẽ thấy rằng những người trẻ trên thế giới đều thiết lập những tuyên ngôn tương tự như vậy.
Tuy nhiên, trong những người lập tuyên ngôn này, chỉ có 9,2% cho biết họ đã thành công trong việc thực hiện mong muốn của mình - một con số chưa đầy 10%.
42,4% nói rằng họ chưa bao giờ thực hiện bất kỳ lời hứa nào, và 27,4% nói rằng họ thường từ bỏ mục tiêu sau bảy ngày hứa hẹn.
Người vô dụng tích cực dễ mắc phải hội chứng hy vọng "giả":
"Vừa mới bắt đầu họ đã xem những kỳ vọng thiếu thực tế như một mục tiêu, đặc biệt là khi những mong muốn xa vời này lại mạnh mẽ một cách kì lạ, họ sẽ có nhiều lạc quan hơn thực tế, sẽ tạo ra một số "ảo tưởng" sai sự thật, khiến cho bản thân họ tin rằng những mong muốn này có có thể đạt được."
Nhưng bởi vì những kỳ vòng này đều thiếu thực tế, họ sẽ dễ dàng bị thất bại, từ đó thay đổi mục tiêu. Mục tiêu tiếp theo cũng khó đạt được như vậy, họ thất bại một lần nữa, và lại thay đổi mục tiêu một lần nữa.
Đây là một vòng luẩn quẩn tồi tệ. Mà còn đáng sợ hơn nữa, đây là cội nguồn của sự tuyệt vọng.
"Vô dụng tích cực", chính là một hoàn cảnh sinh tồn của con người. Nếu như bạn không thể thoát khỏi tình huống này, cuộc sống của bạn thật sự sẽ trở thành một mớ hỗn độn.
Lý do tại sao chúng ta dễ dàng quên đi những hành động thực tế?
Là bởi vì chúng ta thiếu một loại năng lực tự làm chủ.
Trong quyển sách bán chạy The willpower instinc (Ồ! Đây chính là thứ tôi cần: Cơ chế của sự tự chủ và phương pháp để tự chủ hơn - theo bản Việt), tác giả đã đề cập đến một thực nghiệm:
Năm 2007, các nhà nghiên cứu thuộc viện nghiên cứu Max Planck đã thiết kế một cuộc thi. Họ đã chọn 19 con tinh tinh và 40 sinh viên đến từ Harvard, để so sánh sức mạnh của ý chí tự chủ.
Cách thức là cả hai bên phải kiềm chế không ăn uống.
Trong vòng đầu tiên, tất cả thí sinh có thể chọn 2 hoặc 6 loại thực phẩm mà bản thân yêu thích làm phần thưởng. Tất nhiên, dù là tinh tinh hay người đều chọn con số tối đa là 6 loại thực phẩm.
Lý do rất hiển nhiên: Cho dù là động vật hay con người, càng nhiều thì luôn là càng tốt.
Ở vòng thứ hai, các nhà nghiên cứu đã biến những lựa chọn trở nên khó khăn hơn một chút, họ đã cho các thí sinh có cơ hội lựa chọn giữa việc được ăn ngay 2 phần thực phẩm, hoặc phải chờ hai phút, sau đó ăn 6 phần.
Ai sẽ kiên nhẫn hơn?
Điều bất ngờ là: 72% con tinh tinh đã chọn chờ đợi để nhận được phần thưởng lớn hơn, trong khi chỉ 19% sinh viên đại học sẵn sàng chờ đợi.
Khả năng tự chủ của con người, thậm chí còn kém hơn khả năng tự chủ của tinh tinh!
Làm thế nào để giải thích hành vi này?
Chúng ta cần mượn khái niệm "chiết khấu trễ" của nhà kinh tế: Thật ra, đối với con người mà nói, khi thời gian bạn chờ đợi một phần thưởng càng dài, thì giá trị của phần thưởng đó đối với bạn càng thấp.
Thời gian chậm lại càng ít, nhận thức về giá trị của bạn càng giảm đi đáng kể.
Ví dụ, chỉ cần chậm 120 giây, thì sự cám dỗ của 6 phần thực phẩm đó sẽ ít hơn nhiều so với sự cám dỗ của 2 phần thực phẩm.
Con người là vậy, họ biết suy nghĩ đến tương lai: "Sau khi ăn xong 2 phần thực phẩm này, có lẽ còn có phần tiếp theo lớn hơn! Không cần phải sợ, thỏa mãn sự hưởng thụ của hiện tại rồi, còn có sự hưởng thụ lớn hơn trong tương lai."
Còn động vật thì không nghĩ như thế. Đối với động vật mà nói, chúng không có khái niệm về "tương lai": 2 phần và 6 phần là lựa chọn ngay hiện tại của chúng, chúng đương nhiên sẽ chọn 6 phần.
Thỏa mãn ngay tức thì là bản chất con người. Lý do những người "vô dụng tích cực" trở nên phổ biến là bởi vì thời hiện đại này thường có nhiều cám dỗ bày ra trước mặt họ:
Muốn đọc sách, học từ vựng? Thôi hay là xem một bộ phim mới trước vậy.
Muốn rèn luyện thể thao? Thôi hay là ăn cái bánh mới mua thơm nức mũi trước vậy.
Muốn viết một bài luận? Thôi hay là ngủ trưa một giấc trước vậy.
Hành động phấn đấu tích cực của bạn đã bị cản trở bởi đủ loại cám dỗ như vậy, ý chí bị bào mòn dần, và sau này bạn chỉ có thể trơ mắt nhìn từng tuyên ngôn mà bản thân đã thiết lập sụp đổ.
Không thể kiểm soát bản thân, còn có một lý do sâu xa hơn.
Vấn đề nằm ở đâu?
Thật ra, thứ có thể ảnh hưởng đến việc bạn đạt được ước muốn của mình, còn cao hơn tự chủ hay ý chí, chính là thói quen của bạn.
Một khi bạn đã hình thành thói quen, thói quen sẽ phát sinh tác dụng: nó giống như việc một người phải ăn ba bữa trong ngày, đánh răng rửa mặt sau khi thức dậy. Bạn có thể hoàn thành những công việc này mà không cần quá nhiều ý chí.
Một người vốn học giỏi, cũng đã trở thành "người vô dụng tích cực".
- Vậy làm thế nào để chúng ta thoát khỏi chứng "vô dụng tích cực"?
Về cơ bản, chúng ta phải nuôi dưỡng những thói quen tốt. Bởi vì thói quen đủ tốt, ý chí sẽ đủ mạnh.
Vậy thì, chúng ta làm thế nào để hình thành một thói quen?
Trước hết chúng ta phải biết rằng, con người có hai loại thói quen.
Một là thói quen hằng ngày. Ví dụ đã được nhắc đến ở phần trên, ăn ba bữa trong ngày và đánh răng rửa mặt, bạn cần nuôi dưỡng những thói quen như vậy.
Nhưng con người còn có một thói quen khác: thói quen mang tính bắt buộc.
Thói quen mang tính bắt buộc là một thói quen được hình thành dựa vào việc bạn tự gò ép chính mình. Nhưng bạn có thể nuôi dưỡng bất kỳ thói quen nào bạn muốn nuôi dưỡng không? Xin lỗi, bạn không thể.
Có một sự thật nghịch lý: một thói quen, chỉ khi bạn thật sự yêu thích nó, bạn mới có thể nuôi dưỡng, cho dù bạn bị ép buộc phải nuôi dưỡng. Vả lại việc bạn hình thành nó, không phải là do bị ép buộc, phần lớn là vì bạn yêu thích nó.
Còn những gì bạn không thích, cho dù bị ép bạn vẫn không thể nuôi dưỡng nên niềm yêu thích đối với nó.
- Do vậy, để tránh trở thành "người vô dụng tích cực", gợi ý đầu tiên chính là: tìm ra một thứ mà bạn thật sự yêu thích.
"Thật sự yêu thích." Đây vốn dĩ là một từ ngữ rất chủ quan.
Bạn sẽ không thích các môn học mà bạn có thể dễ dàng làm kiểm tra được điểm cao chứ?
Chắc là sẽ không đâu.
Ý chí mạnh mẽ, thật ra được bắt nguồn từ việc tìm được sở thích, sở trường của riêng mình.
- Bước thứ hai để tránh trở thành một "người vô dụng tích cực", đương nhiên chính là bắt đầu nuôi dưỡng những thói quen tốt.
Những phương pháp này đều hiệu quả, luôn sẽ có một phương pháp phù hợp với bạn, điều quan trọng nhất là sự kiên trì.
Đương nhiên, nếu như thói quen này được bạn yêu thích mà không phải người khác ép buộc bạn, thì bạn có thể không cần đến bất kỳ phần thưởng vật chất nào, bởi vì niềm vui của mỗi một lần tiến bộ sẽ là phần thưởng lớn nhất đối với bạn.
Đi theo hướng hình thành những thói quen tốt này, bạn sẽ từng bước thoát khỏi cạm bẫy "vô dụng tích cực" và trở thành một "người phi thường tích cực" thật sự.
Nguồn: CafeBiz


Vấn đề lỗi license autocad 2017 - 2019 : The License manager is not functioning or is improperly installed trong AutoCAD.

Bước 1: Kiểm tra trạng thái FlexNet Licensing Service
 --> Start - run - services.msc --> Check FlexNet Licensing 64 --> Running.

Đóng cửa sổ & Mở lại Autocad xem còn lỗi hay ko ? Vẫn còn tiếp tục đến bước 2

Bước 2 : Tạo lại license data file

AutoCAD của chúng ta sẽ không mở được nếu licensing data file  bị mất hoặc bị lỗi.
1. Di chuyển đến thư mục sau:
    • Đối với AutoCAD 2017: C:\ProgramData\Autodesk\CLM\LGS\<Product_Key>_2017.0.0.F
    • Đối với AutoCAD 2018: C:\ProgramData\Autodesk\CLM\LGS\<Product_Key>_2018.0.0.F
    • Nếu thư mục không có, chúng ta phải cho phép hiện folder đó lên
    • Nếu thư mục không tồn tại, chúng ta phải tạo folder đó.
2. Tìm file LGS.data có sẵn trong folder, chúng ta hãy xóa nó.
3. Sử dụng một trình soạn thảo văn bản (như Notepad) để tạo file LGS.data trong folder.
4.Mở file LGS.data và nhập:
    • _STANDALONE (nếu sản phẩm có serial number)
    • _NETWORK
    • _USER (nếu license dựa vào Autodesk ID và không có serial number)

5. Lưu file LGS.data và đóng lại. --> mở Autocad xem ok chưa ? vẫn chưa thì đến bước cuối cùng. ( bước 3). 

Bước 3 : Active lại license thay vì phải cài lại
  • Tìm đến thư mục C:\Users\<username>\AppData\Roaming\Autodesk\ADUT và remove tất cả file.
  • Đến thư mục C:\Users\<username>\AppData\Local\Autodesk\WebService và remove file LoginState.xml
  • Đến thư mục C:\ProgramData\FLEXnet, nếu folder này tốn tại thì remove tất cả file có tên adskflex.
  • Khởi động AutoCAD và kích hoạt license.

Chúc các bạn thành công !

 








Làm người, tâm tính đừng nên quá tốt, không biết giận giữ, không biết bực mình, thời gian trôi đi sẽ chẳng có ai sợ bạn, ai cũng coi thường bạn, đến cả đứa trẻ con cũng sẽ ức hiếp bạn.
Làm người, không nên quá rộng lượng, người ta vừa khóc bạn đã bỏ qua tha thứ, người ta vừa yêu cầu bạn đã sẵn lòng đáp ứng, nhiều lần như vậy bạn sẽ biến thành một quả hồng chín, ai cũng muốn "bóp nắn" một cái.
Làm người, đừng dễ tính quá, ai muốn gì cũng cho, ai nói gì cũng tin, về lâu về dài sẽ chẳng có ai còn để ý đến cảm nhận của bạn, luôn luôn muốn bạn đáp ứng yêu cầu của họ.
Làm người, lương thiện cần có đầu óc, khoan dung phải có giới hạn. Đáng tức giận hãy cứ tức giận, nên lạnh lùng thì hãy cứ lạnh lùng. Lúc nào cũng cả nể nhượng bộ, người ta sẽ "được voi đòi tiên". Luôn luôn cầu "dĩ hòa vi quý", nhưng chẳng phải ai cũng thích thế cả.
Trong mối quan hệ giữa người với người, chung sống cùng nhau cần phải chân thành, quan hệ với nhau cần có mức độ, nhìn người cần nhìn nhân cách, kết bạn cần nhìn tấm lòng.
Với những người tốt với bạn, bạn hãy đối tốt lại, có thể nhân nhượng. Còn với những kẻ ức hiếp bạn, bạn cần có trái tim lạnh lùng, đừng hết lần này đến lần khác tha thứ cho dù người ta ức hiếp bạn đến "thương tích đầy mình".
Chúng ta chỉ sống một lần mà thôi, chẳng có ai dễ dàng cả, hãy trở thành một người khó tính một chút. Tính cách có tốt xấu, lòng lương thiện có giới hạn, khoan dung hãy nhìn người, trái tim của bạn hãy trao cho đúng người.

Đừng nhượng bộ kẻ ức hiếp bạn.
Đừng bao dung kẻ làm tổn thương bạn.
Đừng quan tâm kẻ lạnh nhạt với bạn.
Đừng đi theo kẻ coi thường bạn.


Hãy để tính tốt của bạn cho người đối tốt với bạn nhìn thấy.
Hãy để lòng lương thiện của bạn dành cho những người biết cảm ơn.

Nguồn: st



Đầu tiên tìm một mục tiêu có thể giúp bạn phấn đấu trong 5 năm, 10 năm hoặc thậm chí lâu hơn.
Đây là trạng thái lý tưởng nhất. Vì mục tiêu rõ ràng, có thể khiến bạn phát triển xoay quanh một điểm để tích lũy kinh nghiệm, rất có lợi cho việc thăng tiến và tăng lương trong tương lai. Mặc dù kinh nghiệm không nhất thiết liên quan đến năng lực, nhưng nếu không tích lũy kinh nghiệm, khả năng của bạn gần như không thể cải thiện.
Nếu bạn không gặp được cơ hội, đừng phàn nàn, trước hết hãy suy nghĩ kỹ: Rốt cuộc bản thân bạn chuẩn bị mặt nào chưa đủ?
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, chỉ khi bạn cố gắng kiên trì theo một hướng nhất định thì ít nhất là trên 5 năm, bạn mới có thể nhận được sự hồi đáp. Và sự hồi đáp này sẽ có tác động dài hạn tương đối về phát triển nghề nghiệp tương lai của bạn. Đồng thời, tích lũy kinh nghiệm trong một thời gian dài như vậy, khiến cho nền tảng của bạn vô cùng vững chắc, bước chân của bạn sẽ càng đứng vững hơn.
Điều quan trọng thứ hai mà bạn nên cân nhắc đó là học cách cư xử.

1. Năng lực giải quyết các mối quan hệ giữa người với người của bạn.
Điều này bao gồm các mối quan hệ với cấp trên và các mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp.

2. Khả năng không ngừng học tập
Tôi đã từng gặp một khách hàng gần 40 tuổi, làm kế toán đã 14 năm, anh ta vẫn chỉ có chức vụ giám sát cơ sở, không có cơ hội thăng tiến trong công ty, cũng không tăng lương trong nhiều năm.
Chúng tôi hỏi anh ta: "Trong 14 năm qua, anh đã tiến hành đào tạo, nghiên cứu nâng cao hay bất kỳ hình thức bồi dưỡng nào khác không?" -"Không có. Từ trước đến nay không có".
Đây là một ví dụ rất khắc nghiệt, nhưng hiện tượng này rất phổ biến ở chốn công sở.
Nếu không học tập, tiền đồ của bạn sẽ không thể phát triển. Bạn nghĩ rằng bạn không thụt lùi, nhưng trong thực tế người khác đang tiến bước, vô tình tạo ra khoảng cách giữa bạn và người khác, cũng coi như bạn đang lùi bước.

3. Xây dựng tinh thần chuyên nghiệp
Cho dù bạn có mục tiêu hay không, cho dù công việc này có phải là bạn cam tâm làm, miễn là bạn đang ở vị trí này, bạn nên hoàn thành tốt công việc.
Ngay cả khi bạn không thích công việc này, đừng đối xử với nó một cách tiêu cực bởi vì bạn không chỉ lãng phí thời gian của công ty, mà còn lãng phí thời gian của chính bạn.
Tại nơi làm việc, những gì bạn có thể thu hoạch là hai thứ: một là hồi đáp, hai là sự trưởng thành. Trước khi bạn xác định mục tiêu rõ ràng, hãy cố hết sức và tập trung vào những gì tốt nhất mà bạn có thể làm ở vị trí này. Nếu bạn đối xử với công việc một cách tiêu cực, bạn sẽ về tay không và sẽ không nhận được gì.

4. Có nội tâm mạnh mẽ
Nhiều người tôi gặp trong thực tế, họ thực sự rất yếu đuối và không thể chịu đựng tất cả gian khổ trong cuộc sống lâu dài. Nên biết, sự trưởng thành của mỗi người đều không thể "thuận buồm xuôi gió".
Một trái tim mạnh mẽ có thể khiến người ta thấy hy vọng khi đang tuyệt vọng, còn bi quan tiêu cực sẽ chỉ khiến bạn bỏ lỡ cơ hội trước khi hi vọng.
Sau tuổi 30: Làm thế nào để đạt được một bước đột phá?
Để phát triển sự nghiệp của bạn sau 35 tuổi, bạn nên bắt đầu từ tuổi 30 và tận dụng tốt 5 năm để chuẩn bị cho 3 điều quan trọng sau:
- Xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp của bạn. Bạn là một doanh nhân xuất sắc hay một nhân viên tầm thường? Sự khác biệt là ở đây! Tạo cho mình một định hướng và thiết lập hình ảnh chuyên nghiệp, nó sẽ có giá trị rất lớn cho sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai của bạn.
- Bồi dưỡng bản thân thành một người quản lý. Lên chức quản lý là một bước quan trọng trong sự phát triển nghề nghiệp của bạn. Không gian phát triển trong tương lai càng rộng mở. Nhưng không phải tất cả mọi người đều có thể ngồi vững ở vị trí này.
- Tìm một công ty đang phát triển và phát triển cùng nó. Đây là một điều rất quan trọng. Vì bạn có thể chứng kiến ​​sự phát triển của một công ty từ nhỏ đến lớn, bạn cũng sẽ hiểu rõ hơn về hoạt động của công ty. Ngoài ra trong quá trình phát triển của công ty, giá trị của bạn sẽ có nhiều cơ hội để phát triển và sẽ dễ dàng bộc lộ ra.
Điều quan trọng nữa là, lòng trung thành của bạn sẽ mang lại nhiều phần thưởng hơn cho sự phát triển của bạn.
Doanh nghiệp dùng người, điều quan trọng nhất là lòng trung thành. Đặc biệt, hiện nay tỷ lệ nhảy việc với tỷ lệ hao hụt cao, vậy nên trung thành đã trở thành một tinh thần đáng quý đối với các doanh nghiệp.
- Cuối cùng, mọi người không thể làm được quá nhiều việc trong cuộc đời này, vì vậy mỗi việc phải được thực hiện một cách rực rỡ.
Sưu tầm: CafeBiz

Author Name

y

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Thiên Kim Blog. Được tạo bởi Blogger.