Articles by "Marketing"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Marketing. Hiển thị tất cả bài đăng

 

Mục đích chính của hoạt động marketing B2B nói chung và content nói riêng?

-> Branding

-> Tạo cold lead và hot lead, sau đó đẩy qua sale (do hành trình ra quyết định của đối tác rất lâu và nhiều bước, nên khó mà chốt sale ngay được, vai trò của bạn sale đi tư vấn giải pháp là cực kì quan trọng

Phễu chuyển đổi của B2B trên nền tảng Facebook Ads:

Respecters ⇒ Lead ⇒ Marketing Qualified Lead (MQL) ⇒ Sales Qualified Lead (SQL) ⇒ Opportunity ⇒ Proposal ⇒ Sale

Mà trong đây, vai trò của marketing là từ đầu đến SQL, 70% nỗ lực sẽ dành cho đầu phễu.

Đánh kênh nào?

Ở đây chỉ đề cập đến các kênh online thôi nhé.

- Website (quan trọng nhất) (cân nhắc làm SEO, Adwords)

- Youtube (branding, đẩy traffic về website)

- Linkedin (kênh tìm khách hàng tiềm năng)

- Email (bán hàng, chăm sóc khách hàng)

- SMS (chăm sóc khách hàng)

- Facebook Group (kênh tìm khách hàng tiềm năng)

- Facebook Fanpage (kênh đẩy traffic về website)

- PR (branding)

Một số lưu ý khi triển khai Content cho doanh nghiệp B2B:

- Nội dung phải cực kì logic và cụ thể. Nếu B2C mua hàng dựa trên yếu tố cảm xúc, thì B2B đưa ra quyết định sẽ cân nhắc rất nhiều về ROI (tỉ lệ lợi nhuận/chi phí bỏ ra), mức độ hiệu quả của giải pháp

- Giọng văn thể hiện sự chuyên nghiệp, chỉn chu, uy tín, chuyên gia (không được viết tắt, dùng từ lóng, hài hước, icon lung tung)

- Đối tượng thường gặp vấn đề, nhưng không biết cách giải quyết mới tìm đến bạn, nên họ rất mong muốn được nghe lời khuyên, được xem giải pháp, được đọc và học các thông tin hữu ích

- Xác định rõ ai là khách hàng của bạn (người ra quyết định mùa hàng, kí hợp đồng), ai là người có ảnh hưởng đến đối tượng đó, và vấn đề của họ là gì

Một số loại nội dung phù hợp:

- Bài viết nhận định, lời khuyên từ chuyên gia

- Số liệu thống kê, các nghiên cứu, báo cáo

- Chia sẻ kiến thức hữu ích, mẹo, hướng dẫn giải quyết các vấn đề

- Chia sẻ tài liệu, ebook, infographic, map hữu ích

- Tin tức cập nhật tình hình, dự đoán xu hướng

- Phân tích các case study

- Sản phẩm mẫu/ Sản phẩm làm cho đối tác nào đó

- Câu chuyện thương hiệu







Thị trường thì quá nhiều đối thủ cạnh tranh cũng như quá nhiều các sản phẩm tương tự, dịch vụ tốt hơn nhưng giá của họ cạnh tranh hơn. Vậy bạn phải áp dụng những chiến lược định giá nào ?

1-  Bán giá trị sản phẩm
Giá cả không phải là yếu tố duy nhất để khách hàng quyết định, đôi khi giá cả còn được xếp ở vị trí cuối cùng. Khi sản phẩm không có điểm gì gì nổi bật hãy tập trung vào các điểm mạnh khác.

2- Định giá dựa trên dịch vụ
Khách hàng ngày nay có xu hướng bỏ tiền cho những sản phẩm/ dịch vụ mà đổi lại họ được phục vụ tận nơi, đem đến sự tiện lợi.

3- Định giá dựa trên sự khác biệt
Cạnh tranh về giá trong thị trường hiện tại về lâu dài không còn phù hợp, thay vì chạy đua trên đường giá cả hãy tạo ra điểm khác biệt để định giá sản phẩm cho thương hiệu của mình. một sự thật trớ trêu là khách hàng họ thích giá rẻ nhưng họ lại không thích những dịch vụ rẻ tiền.

4- Hiệu ứng chim mồi
Có thể nhận thấy rất nhiều quán nước áp dụng chiến lược này. Bán cốc cà phê với 3 mức giá: size nhỏ 29k - size vừa 49k - size lớn 59k. Thường sẽ dẫn đến 2 sự lựa chọn một là size nhỏ, hai là chọn size lớn vì sự khác nhau giữa size nhỏ và vừa là 20k, size vừa cà size lớn là 10k. 49k chỉ là mức giá mồi để họ có sự so sánh giá và lợi ích họ nhận được.

5- Chiến thuật 99
Thực tế những giá bán kết thúc bằng số 9 luôn kích thích nhu cầu người tiêu dùng hơn. Thay vì định giá là 100k, khách hàng nghĩ đến sản phẩm đó có giá hàng trăm nhưng bạn định giá 99, khách hàng sẽ nghĩ rằng mình mua với mức giá hàng chục.

6-  Chiến thuật mỏ neo
Điện hình cho ví dụ này là khi bước chân vào một siêu thị, cửa hàng tiện lợi bạn thấy bảng giá gạch bỏ thay bằng mức giá khác 62k ⇒ 58k. Mức giá cũ neo lại trong tâm trí khách hàng và họ cho rằng mức giá mới này tốt hơn cho họ.

7- Tên gọi khác là chiến thuật giảm nỗi đau khi mua sắm. Người bán đưa nhiều món hàng trong một sự lựa chọn và người mua thì không thể đánh giá từng món đồ với một mức giá cụ thể. Để định giá được chiến lược này các doanh nghiệp phải thận trọng và tuy suy nhiều hơn vì khách hàng rất dễ chi tiêu ít hơn nếu gói combo đó không được kết hợp chính xác.

ST


Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc hay đang cố gắng quảng bá công ty của mình, bạn có thể có rất nhiều câu hỏi về mối quan hệ giữa Quảng cáo và PR.
Đây là hai lĩnh vực rất khác nhau cho dù chúng thường xuyên bị nhầm lẫn, bị coi là một hoặc coi như nhau. Dưới đây là 10 điểm dễ nhận thấy nhất trong số rất nhiều những điểm khác biệt giữa hai ngành Quảng cáo và Quan hệ công chúng (PR).
𝟏. 𝐓𝐫𝐚̉ 𝐭𝐢𝐞̂̀𝐧 đ𝐚̆𝐧𝐠 𝐛𝐚́𝐨 𝐡𝐚𝐲 𝐌𝐢𝐞̂̃𝐧 𝐩𝐡𝐢́
Quảng cáo: Công ty của bạn phải trả tiền cho phần “đất” quảng cáo. Bạn biết chính xác khi nào quảng cáo của bạn sẽ được đăng tải hoặc phát sóng.
PR: Việc của bạn là phải “kiếm” được các phần “đất” miễn phí cho công ty mình. Từ việc họp báo đến thông cáo báo chí, bạn phải tập trung vào việc xuất hiện trên báo một cách miễn phí dưới dạng những bài viết hoặc tin về công ty và sản phẩm, dịch vụ của mình.
𝟐. 𝐊𝐢𝐞̂́𝐦 𝐬𝐨𝐚́𝐭 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐬𝐚́𝐧𝐠 𝐭𝐚̣𝐨 𝐡𝐚𝐲 𝐊𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐬𝐚́𝐧𝐠 𝐭𝐚̣𝐨
Quảng cáo: Bởi vì bạn trả tiền để đăng quảng cáo, cho nên bạn có toàn quyền sáng tạo những gì bạn muốn đưa ra trong quảng cáo đó.
PR: Bạn không có quyền điền khiển việc báo chí sẽ thể hiện thông tin về bạn như thế nào hay họ có đăng cho bạn hay không. Họ không nhất thiết phải đăng tải thông tin về sự kiện của bạn hay thông cáo báo chí của bạn chỉ bởi vì bạn đã gửi đến cho họ.
𝟑. 𝐓𝐡𝐨̛̀𝐢 𝐡𝐚̣𝐧
Quảng cáo: Bởi vì bạn trả tiền quảng cáo, bạn có thể đăng đi đăng lại bao lâu mà bạn muốn, chừng nào ngân sách của bạn còn cho phép. Thông thường vòng đời của một quảng cáo thường dài hơn rất nhiều so với một thông cáo báo chí.
PR: Bạn chỉ gửi một thông cáo báo chí về một sản phẩm mới của bạn duy nhất một lần. Bạn cũng chỉ gửi thông cáo báo chí về cuộc họp báo của bạn một lần. Và khả năng đưa tin trên báo dưới dạng bài viết PR cũng chỉ có thể xuất hiện được một lần. Không có bất kỳ ông tổng biên tập nào lại đăng tại cùng một thông cáo báo chí của bạn trên ba hay bốn số báo.
𝟒. 𝐊𝐡𝐚́𝐜𝐡 𝐡𝐚̀𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨̂𝐧 𝐧𝐠𝐨𝐚𝐧
Quảng cáo: Khách hàng biết ngay khi họ đọc một quảng cáo là: “người ta đang tìm cách bán hàng hóa và dịch vụ cho mình đây!”
Khách hàng hiểu rằng bạn phải trả tiền để gửi thông điệp bán hàng đến cho họ, và thật không may, khách hàng thường xuyên xem những thông điệp bán hàng của bạn một cách hết sức thận trọng. Và rốt cuộc, họ biết rằng bạn đang tìm cách bán hàng cho họ.
PR: Khi một độc giả đọc một bài báo viết về sản phẩm và dịch vụ của bạn hay xem một bản tin trên ti vi, họ thường cho rằng bạn không trả tiền cho các tin này và họ xem xét, lắng nghe chúng một cách khác hẳn so với việc xem quảng cáo.
Khi bạn xuất hiện trên báo chí, truyền hình dưới dạng tin, bài độc lập, bạn có thể tạo dựng được uy tín lớn đối với khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của mình.
𝟓. 𝐒𝐚́𝐧𝐠 𝐭𝐚̣𝐨 𝐡𝐚𝐲 𝐍𝐡𝐚̣𝐲 𝐜𝐚̉𝐦 𝐭𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐢𝐧
Quảng cáo: Trong quảng cáo, bạn phải thử thách khả năng sáng tạo của mình trong việc tạo ra một chiến lược và chất liệu quảng cáo mới.
PR: Trong PR, bạn phải có một khả năng nhạy cảm với tin tức và có khả năng tạo ra dư luận từ tin tức đó. Bạn phải thử thách khả năng sáng tạo trong việc tạo ra một tin tức mới có khả năng thu hút sự chú ý của giới truyền thông.
𝟔. 𝐓𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐚̀ 𝐡𝐚𝐲 𝐓𝐫𝐞̂𝐧 𝐩𝐡𝐨̂́
Quảng cáo: Nếu bạn đang làm cho một công ty quảng cáo, các quan hệ chính của bạn là những người cộng sự và các khách hàng của công ty. Nếu bạn thay mặt khách hàng mua đất để quảng cáo và lập kế hoạch về thời gian đăng quảng cáo, thì bạn cũng chỉ phải làm việc với bộ phận khách hàng của các báo, đài.
PR: Bạn quan hệ với giới truyền thông, báo chí và xây dựng quan hệ với họ. Quan hệ của bạn không chỉ giới hạn ở việc giao tiếp “trong nhà”. Bạn luôn luôn quan hệ chặt chẽ với các “đầu mối” quan trọng tại các báo, đài.
𝟕. 𝐊𝐡𝐚́𝐜𝐡 𝐡𝐚̀𝐧𝐠 𝐦𝐮̣𝐜 𝐭𝐢𝐞̂𝐮 𝐡𝐚𝐲 𝐂𝐚́𝐜 𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐨̂̉𝐧𝐠 𝐛𝐢𝐞̂𝐧 𝐭𝐚̣̂𝐩 𝐪𝐮𝐞𝐧 𝐛𝐢𝐞̂́𝐭
Quảng cáo: Bạn tìm kiếm khách hàng mục tiêu của mình và quảng cáo tập trung vào nhóm đối tượng này. Chắc chắn bạn sẽ không quảng cáo đồ dành cho phụ nữ trên các tạp chí thể thao dành cho đàn ông.
PR: Bạn cần phải có quan hệ trước với các tổng biên tập hoặc biên tập viên và làm cho họ sử dụng thông tin của bạn cho các bài báo của họ, hay đăng thông cáo báo chí hoặc đưa tin về sự kiện của bạn.
𝟖. 𝐐𝐮𝐚𝐧 𝐡𝐞̣̂ 𝐡𝐚̣𝐧 𝐜𝐡𝐞̂́ 𝐯𝐚̀ 𝐊𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐡𝐚̣𝐧 𝐜𝐡𝐞̂́
Quảng cáo: Một số bộ phận thuộc công ty quảng cáo như phòng Kế toán có thể phải làm việc với khách hàng thường xuyên. Nhưng những người khác như đội ngũ viết lời cho các quảng cáo (copywriters) hay hoạ sỹ thiết kế có thể chẳng bao giờ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cả.
PR: Trong PR, bạn luôn có mặt, và giữ quan hệ với báo giới. Một chuyên gia PR không phải chỉ được người ta gọi đến khi có những tin tốt lành.
Nếu có một sự cố trong công ty của bạn, bạn có thể phải là người phát ngôn hoặc xuất hiện trước ống kính truyền hình để trả lời phỏng vấn. Bạn có thể đại diện công ty của mình như một phát ngôn viên tại các sự kiện của công ty. Hoặc bạn có thể làm việc trong các mối quan hệ cộng đồng để làm cho công chúng thấy rằng công ty của bạn đang tham gia tích cực vào các việc tốt và cam kết đóng góp vào công việc chung của thành phố/đất nước và của người dân.
𝟗. 𝐂𝐚́𝐜 𝐬𝐮̛̣ 𝐤𝐢𝐞̣̂𝐧 đ𝐚̣̆𝐜 𝐛𝐢𝐞̣̂𝐭
Quảng cáo: Nếu công ty của bạn tài trợ cho một sự kiện, bạn có thể sẽ không muốn bỏ tên mình ra ngoài danh sách nhà tài trợ trên phông sân khấu để chứng tỏ công ty của bạn lớn mạnh như thế nào. Đây chính là lúc để cho bộ phận PR nhảy vào việc.
PR: Nếu bạn đang tài trợ cho một sự kiện, bạn có thể phát hành một thông cáo báo chí và báo giới có thể đăng tải. Họ có thể đăng thông tin bạn gửi tới hoặc đưa tin về sự kiện.
𝟏𝟎. 𝐏𝐡𝐨𝐧𝐠 𝐜𝐚́𝐜𝐡 𝐯𝐢𝐞̂́𝐭
Quảng cáo: Hãy mua sản phẩm này! Hành động ngay bây giờ! Hãy gọi cho chúng tôi ngay hôm nay! Đây là những gì bạn có thể nói trong một quảng cáo. Bạn muốn sử dụng những từ mạnh mẽ như thế để thôi thúc khách hàng mua sản phẩm của bạn.
PR: Bạn đang phải viết một cách nghiêm túc với một lối thể hiện tin tức “không được phép” nhạt nhẽo. Bất kỳ một thông điệp mang tính thương mại, chào hàng nào trong các giao tiếp của bạn sẽ không được giới truyền thông coi trọng.
ST.


Một ngày chỉ có 24h, tỷ phú hơn người bình thường ở chỗ biết cách sử dụng thời gian hiệu quả nhất.
7 phương pháp dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn con đường NGẮN NHẤT và NHANH NHẤT để quản lí thời gian hiệu quả :


Để gia tăng hiệu suất công việc, có 4 thành tố mà chúng ta cần phải cải thiện, bao gồm:
1. Năng lượng
2. Sự tập trung
3. Thời gian
4. Phương pháp lao động



Tôi xin chia sẻ tới các bạn 7 chiến lược học/làm việc tập trung mà tôi đã trải nghiệm trong suốt 3 năm qua.

1. CHỌN RA 3 VIỆC QUAN TRỌNG NHẤT
Phương pháp này cực kì đơn giản, đó là: mỗi sáng thức dậy hoặc trước khi đi ngủ của tối ngày hôm trước, chọn ra 3 việc quan trọng nhất mà bạn muốn hoàn thành trong ngày và tập trung vào việc hoàn thành 3 việc này trước khi thực hiện những việc khác.
Chiến lược này mạng lại cho bạn tập trung đơn giản là vì nó khiến chúng ta tập trung vào những gì quan trọng nhất, hoàn thành chúng trước khi chúng ta làm những việc khác.


2. CHỈ TẬP TRUNG VÀO 1 VIỆC TẠI 1 THỜI ĐIỂM
Ngày trước, tôi được nghe câu chuyện kể về khả năng siêu việt của Napoleon, chuyện kể rằng, ông có 6 người trợ lý và một mình ông ngồi có thể phân việc cho 6 trợ lý của mình một cách liên tục, đọc các bảng tính cho cả 6 trợ lý làm luôn tay, người thứ nhất vừa xong tính toán xong cũng là lúc ông giao việc xong cho người thứ 6.
Lúc đó, tôi rất ngưỡng mộ một con người như vậy, Và luôn đặt câu hỏi cho mình: "Làm sao để có thể làm việc đa nhiệm (multi-task) như ông?". Mặc dù đã cố thử rất nhiều lần những đều thất bại. Sau này, được chia sẻ và đọc sách mới biết 1 điều, chúng ta nên chỉ tập trung vào 1 việc duy nhất tại 1 thời điểm mà thôi. Nếu làm nhiều việc cùng một lúc, kết quả nhận được là chẳng việc nào ra hồn cả.

3. PHƯƠNG PHÁP POMODORO VÀ NHỊP ĐIỆU ULTRADIAN
Đây là phương pháp được nhắc rất nhiều trong các bài viết về hiệu suất làm việc. Về mặt cơ bản, rất đơn giản, chúng ta chỉ cần làm những việc sau:
+ Bạn chọn một công việc muốn hoàn thành
+ Đặt báo thức 25 phút
+ Tập trung hết sức để hoàn thành việc đó trong 25 phút mà không bị gián đoạn
+ Hết 25 phút, nghỉ 5 phút
+ Tiếp tục vòng lặp như vậy cho đến khi hoàn thành công việc
+ Mỗi 4 Pomodoro (25 x 4 = 100 phút) thì bạn nghỉ dài khoảng 20-30 phút
Lý do mà khiến Pomodoro hiệu quả đó là do phương thức làm việc làm-nghỉ-làm của nó. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, phương pháp này giúp tập trung hiệu quả hơn 16% hơn với làm việc liên tục. Đồng thời, quá trình nghỉ dài của Pomodoro cũng rất phù hợp với nhịp điệu sóng não của con người (Ultradian). Tức là quãng thời gian làm việc hiệu quả kéo dài (90-100 phút), sau đó là một đợt nghỉ giải lao ngắn (15-30 phút) thì có sự đồng bộ với chu kỳ năng lượng tự nhiên của con người, và nhờ đó cho phép chúng ta duy trì một mức độ tập trung và mức độ năng lượng cao xuyên suốt cả ngày.
Phương pháp này cực kì hiệu quả nếu các bạn áp dụng kết hợp với chiến lược 1 và 2 ở trên.

4. XÁC ĐỊNH VÀ LOẠI BỎ NHỮNG NGUỒN LÀM MÌNH MẤT TẬP TRUNG
Như tôi đã nói ở trên, thế giới này đang cố gắng tìm cách thu hút sự tập trung của bạn bằng cách làm cho bạn bị xao nhãng. Vậy thì cách tốt nhất để không bị xao nhãng đó là ngăn ngừa trước khi điều đó xảy ra. Sau đây là một số cách mà tôi đã áp dụng:
+ Tắt điện thoại, hoặc để trong cặp, hoặc để chế độ "do not disturb" (không làm phiền/im lặng) khi bạn đang làm một việc gì đó.
+ Kiểm tra email theo đợt. Nghĩa là bạn quy định số lần và thời gian mà bạn kiểm tra email trong ngày. Và bạn xử lý chúng theo từng đợt như vậy. Trong trường hợp của tôi là 3 đợt: 8h sáng, 11h30 trưa và 5h giờ chiều.
+ Inbox Zero. Mỗi ngày tôi đều cố gắng xử lý hộp mail của mình để nó luôn trở về 0. Điều này đảm bảo rằng tôi sẽ không phải suy nghĩ về email tồn đọng trong khi tôi đang xử lý các công việc khác.

5. VIẾT VIỆC MÌNH ĐANG SAO LÃNG RA VÀ QUAY LẠI CÔNG VIỆC CẦN TẬP TRUNG NGAY LẬP TỨC
Đây là phương pháp giúp lấy lại sự tập trung khi lúc não bộ của bạn bị xao nhãng đi một việc khác. Giả sử bạn đang tập trung vào một công việc nào đó, rồi bỗng nhiên não bộ bất chợt nảy sinh một luồng suy nghĩ nào đó, và chỉ một vài phút sau thì bạn đã bị nó dẫn dắt đến một nơi mà bạn không mong muốn. Bạn bất chợt giật mình và quay lại với công việc của mình, nhưng phải mất một lúc lâu sau bạn mới có thể lấy lại được sự tập trung như ban đầu.
Khi bạn viết ra là lúc bạn lấy lại vị thế làm chủ suy nghĩ của mình, ngay lúc ấy, hãy quay lại công việc cần tập trung ngay lập tức.
Bạn có thể viết: "Mình đang làm việc A thì có việc B xen ngang suy nghĩ của mình, bây giờ mình cần quay trở lại việc A ngay lập tức thôi"
Đây là hành động rất nhỏ nhưng lại mang hiệu quả rất lớn đấy các bạn ạ. Try it!

6. SỬ DỤNG 2 CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG TƯ DUY
Một cách khác, giúp bạn xử lý tình trạng xao nhãng tâm trí đó là sử dụng 2 câu hỏi:
+ Mình đang ở trạng thái cảm xúc gì ấy nhỉ?
+ Mình đang làm gì ý nhỉ?
Giả sử bạn đang mải lướt facebok hoặc bị thu hút bởi liên tục vài video trên Youtube, quên mất công việc cần phải. Nếu bạn tự hỏi mình "Mình đang làm gì ý nhỉ?". Tự nhiên bạn bừng tỉnh và sẽ nhớ ra công việc bạn cần hoàn thành. Hãy sử dụng 2 câu hỏi này, cứ cách 5-10 phút hỏi chính mình. Nếu có bị mất tập trung, bạn sẽ chỉ mất 5-10p xao lãng, chứ không phải là 1-2h lướt fb mà không hay thời gian đang trôi nữa.

7. THIỀN
Đây là phương pháp cuối cùng và khó luyện tập nhất, nhưng nó sẽ mang lại cho bạn lợi ích lâu dài nhất. Bởi vì căn bản của thiền đó là sự quan sát hơi thở và quan sát suy nghĩ của mình. Giúp mình nhận thức được mình đang làm gì, đang nghĩ gì và có khả năng điều khiển hành động của mình. Viết về thiền thì một bài viết là không đủ. Vì vậy, nếu bạn muốn luyện tập chính xác và hiệu quả, hãy tìm đến một người thầy đủ kiến thức và hướng dẫn bạn.

- Sưu tầm -

Author Name

y

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Thiên Kim Blog. Được tạo bởi Blogger.