Articles by "Phát triển bản thân"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Phát triển bản thân. Hiển thị tất cả bài đăng



1. Lòng tin là thứ mà một khi ta đã mất thì khó có thể trở lại như ban đầu. Vì vậy, hãy sống đúng ngay từ đầu bởi trường học có bút xóa nhưng trường đời thì không.

2. Đừng nghĩ mãi về quá khứ nếu nó chỉ mang tới những giọt nước mắt. Đừng nghĩ nhiều về tương lai, nó chỉ mang lại sự lo sợ. Sống ở hiện tại với nụ cười trên môi như trẻ thơ. Nó sẽ mang lại niềm vui cho bạn.

3. Cuộc đời vốn chẳng có thứ gì hoàn hảo nhưng mỗi người đều có nét đẹp riêng, thiên tài ở chỗ là mỗi người tìm ra được nét đẹp của chính mình và hoàn thiện nó.

4. Cuộc sống có 3 cái đừng:
– Đừng hiền quá để người ta bắt nạt
– Đừng ngốc quá để người ta đùa giỡn
– Đừng tin tưởng quá để người ta lừa dối.

5. Cuộc đời ngắn lắm nên đừng lãng phí thời gian của mình với những người không có thời gian dành cho bạn.

6. Con người tạo ra để được yêu thương . Vật chất tạo ra là để sử dụng. Nhưng vì một lí do nào đó, vật chất lại được yêu thương. Còn con người thì lại bị lợi dụng.

7. Đá còn có thể mòn huống chi là lòng người. Thay đổi trước sau âu cũng là chuyện thường tình. Duyên là do người giữ. Hết thương rồi có cố mãi cũng bằng không.

8. Đồng xu tuy có 2 mặt nhưng chỉ có 1 mệnh giá. Con người chỉ có 1 mặt cớ sao lại sống 2 lòng.

9. Làm người nhất định phải có lương tâm! Nhất định không được quên người đã từng giúp đỡ bạn, nếu không bạn sẽ ngày càng ít bạn bè, đường đi sẽ ngày càng hẹp.

10. Ngay cả ngõ cụt cũng là điểm xuất phát, nếu bạn biết quay lưng.

11. Có những người họ quên những lần ta giúp đỡ họ, nhưng sẽ nhớ mãi một lần ta từ chối họ.

12. Quan tâm nhiều quá đồng nghĩa với làm phiền. Yêu thương nhiều quá, người ta lại không biết trân trọng!

13. Dựa núi, núi hóa thành vôi,
Dựa nước, nước chảy ra ngoài biển Đông.
Dựa người, người đổi thay lòng,
Chỗ dựa chắc chắn chỉ trong chính mình.
(Nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh)

14. Có hai sai lầm lớn trong cuộc sống. Một là sống cho người khác coi. Hai là coi người khác mà sống. Thật ra chỉ cần bản thân cảm thấy hạnh phúc là được. Đừng mãi nhìn vào người khác mà đi sai con đường dưới chân mình.

15. Bạn có tốt bao nhiêu thì vẫn có người ghét bạn. Đó là điều không thể tránh khỏi.

16. Có lẽ cần phải trải qua tuổi thanh xuân mới có thể hiểu được tuổi xuân là khoảng thời gian ta sống ích kỷ biết chừng nào. Có lúc nghĩ, sở dĩ tình yêu cần phải đi một vòng tròn lớn như vậy, phải trả một cái giá quá đắt như thế, là bởi vì nó đến không đúng thời điểm. Khi có được tình yêu, chúng ta thiếu đi trí tuệ. Đợi đến khi có đủ trí tuệ, chúng ta đã không còn sức lực để yêu một tình yêu thuần khiết nữa.

17. Bất kỳ một sự đả kích nào cũng không nên trở thành cái cớ cho bạn sa ngã. Bạn không thể thay đổi thế giới nhưng bạn có thể thay đổi bản thân mình. Việc cần làm là chọn lựa một con đường đúng đắn và kiên trì bước tiếp.

18. Ai không giả dối, ai không dễ thay đổi, không ai là ai của ai hết. Hà tất phải coi một số người, một số chuyện quan trọng đến thế.

19. Tình yêu, tình bạn, không phải là cả đời không cãi nhau, mà là cãi nhau rồi vẫn có thể bên nhau cả đời.

20. Người quan tâm đến tôi, tôi sẽ quan tâm lại gấp bội!
Người không quan tâm đến tôi, bạn dựa vào cái gì mà bảo tôi phải tiếp tục?

Theo: Quà tặng cuộc sống


Trước những sóng gió, những thị phi đời người mới thấy rõ chân tình.

Có những chuyện đúng sai không còn quan trọng nữa, không cần giải thích, ai hiểu được thì hiểu, không phân trần bởi đâu phải bao giờ sự thật cũng thắng.

Người ta thương thì cảm ơn, ghét đành chịu. Bởi mỗi người một tính nết, người tốt làm việc tốt mà không cần kể lễ mới hay, kẻ xấu hành động thiện lương chỉ trong thầm lặng, trăm lần nể phục.

Cuộc sống này trắng đen lẫn lộn, có những chuyện mắt thấy tai nghe nhưng chưa hẳn là sự thật, một đoá sen sống giữa bùn lầy mà vẫn ngát thơm đấy thôi.

Không ai là tốt hoàn toàn, chẳng ai xấu tuyệt đối. Bạn xấu với ai tôi không cần biết, nhưng bạn tốt với tôi, tôi trân trọng.

Có những chuyện thật không đáng, chẳng một ai hay mà bạn làm cả thiên hạ điều biết. Càng cố chứng minh mình là người tốt thì vô tình đẩy người khác làm kẻ xấu.

Vết nứt dù có chấp vá đến đâu cũng để lại vết hằn, vết thương dẫu có lành nhưng vẫn còn sẹo. Vậy nên sẽ cố gắng sẽ bình tâm suy nghĩ cho thấu đáo trước những câu chuyện cuộc đời.

ST.

Giai đoạn 1: Bắt chước người khác

Từ khi sinh ra ta đã cần phụ thuộc vào người khác. Chúng ta không thể đi, không thể nói, không thể tự kiếm ăn, và chắc chắc là không thể tự kê khai thuế.

Khi còn nhỏ, cách học tập bẩm sinh của chúng là quan sát và bắt chước người khác. Đầu tiên chúng ta học các kĩ năng cơ bản như đi lại và nói chuyện. Sau đó chúng ta phát triển các kĩ năng xã hội bằng cách nhìn và làm theo những người xung quanh mình. Và cuối cùng, trong những năm tháng cuối cùng của thời thơ ấu, chúng ta học cách thích nghi với văn hóa xã hội bằng cách quan sát các luật lệ và phong tục xung quanh môi trường sống của mình và cố gắng cư xử theo cách mà thường được xã hội chấp nhận.

Mục tiêu của giai đoạn 1 là dạy chúng ta cách tồn tại trong xã hội này để ta có thể tự chủ và tự chăm sóc được bản thân mình. Những người lớn khác trong cộng đồng sẽ dìu dắt ta đạt tới giai đoạn này thông qua sự trợ giúp để ta có thể tự ra quyết định và thực hiện chúng về sau.

Nhưng sẽ luôn có một số người lớn không thể chấp nhận điều này. Họ trừng phạt chúng ta vì ta được độc lập. Họ không ủng hộ các quyết định của ta. Và vì vậy chúng ta không phát triển được sự tự chủ. Chúng ta bị kẹt trong giai đoạn1, mãi mãi bắt chước những người xung quanh mình, mãi mãi cố gắng làm hài lòng tất cả những người khác để chúng ta không bị phán xét là kẻ lập dị.

Trong một cá nhân lành mạnh “bình thường”, Giai đoạn 1 sẽ kéo dài đến cuối tuổi vị thành niên và giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành. Đối với một số người, nó có thể kéo dài đến cả khi họ đã là người lớn. Một vài người từng thức dậy một ngày ở tuổi 45 mới bất giác nhận ra rằng họ chưa bao giờ thực sự sống cho chính mình và tự trách móc mình đã làm gì với bao năm tháng đã qua.

Đây là Giai đoạn 1. Giai đoạn bắt chước. Luôn luôn tìm kiếm sự chấp thuận và sự xác tín. Thiếu vắng tư duy độc lập và các giá trị của bản thân.

Chúng ta phải luôn ý thức được những tiêu chuẩn và kì vọng của những người xung quanh dành cho chúng ta. Nhưng chúng ta cũng phải đủ mạnh mẽ để hành động bất chấp những tiêu chuẩn và sự mong đợi của khác khi bản thân mình cảm thấy điều đó là cần thiết. Chúng ta cần phải phát triển khả năng hành động do mình và vì mình.

Giai đoạn 2: Tự khám phá bản thân

Trong Giai đoạn 1, chúng ta học cách hòa nhập với con người và văn hóa xung quanh. Giai đoạn 2 sẽ là lúc học hỏi điều gì làm chúng ta khác biệt với đám đông. Điều này đòi hỏi chúng ta bắt đầu tự ra quyết định cho mình, tự thử thách mình, tự hiểu mình và khám phá ra điều gì khiến mình độc đáo.

Giai đoạn 2 bao gồm rất nhiều cuộc thử sai. Chúng ta thử nghiệm bằng cách sống ở những nơi mới lạ, giao lưu với những người mới, uống những đồ mới, và thử “quan hệ” với người lạ xem sao.

Trong Giai đoạn 2 của tôi, tôi rời quê hương và thăm thú khoảng 50 quốc gia gì đó. Giai đoạn 2 của anh trai tôi là đâm thẳng đầu vào hệ thống chính trị ở thủ đô Washington. Giai đoạn 2 của mỗi người sẽ khác nhau đôi chút bởi vì mỗi chúng ta đều có sự khác biệt.

Giai đoạn 2 là quá trình khám phá ra bản thân. Chúng ta thử nhiều thứ. Một số có thể thành công, 1 số có thể thất bại. Mục đích là để bạn chọn lấy cái nào đúng đắn và tiếp tục hành động.



Giai đoạn 2 kéo dài cho tới khi chúng ta bắt đầu chạm đến những giới hạn của mình. Điều này có thể làm nhiều người khó chịu. Nhưng bất kể mấy diễn giả thành công có nói gì với bạn, khám phá ra được những giới hạn của mình là một điều hoàn toàn tốt và lành mạnh.

Bạn chắc chắc sẽ kém ở khoản nào đó, bất kể bạn có cố gắng đến đâu. Và bạn cần biết chúng là gì. Tôi không được trời phú cho tài năng xuất sắc ở bất kì môn thể thao nào. Thật buồn khi học được điều này, nhưng quan trọng là tôi biết mình không giỏi mảng đó. Tôi cũng chỉ giỏi tự nấu ăn cho mình ngang với em bé làm văng món nước sốt táo khắp sàn nhà. Chúng ta đều cần phải học được rằng mình dốt thứ gì. Và biết được điều này càng sớm trong cuộc đời càng tốt.

Vậy nên, chúng ta không giỏi ở một vài món. Và rồi bạn cũng sẽ học được rằng có những thứ thật tuyệt trong ngắn hạn, nhưng rồi sẽ chán dần sau một vài năm. Du lịch thế giới là một ví dụ. Lăng nhăng với cơ số người khác là 1 ví dụ thứ hai. Uống rượu vào tối thứ 3 là ví dụ thứ ba. Còn rất nhiều nữa. Tin tôi đi.

Biết được những giới hạn của bạn rất quan trọng bởi vì cuối cùng bạn phải nhận ra chân lý rằng thời gian của bạn trên Trái Đất này không có nhiều và vì vậy bạn nên đầu tư nó vào những thứ có ý nghĩa nhất. Điều này có nghĩa là nhận ra rằng cho dù bạn có khả năng làm được điều gì đó, không có nghĩa là bạn nên làm nó. Nhận ra rằng bởi vì bạn thích kiểu người này không có nghĩa là bạn nên ở mãi với họ. Và nhận ra rằng mọi thứ đều có chi phí cơ hội và bạn không thể có tất cả.

Tôi biết một vài người không bao giờ cho phép mình cảm thấy giới hạn hoặc là bởi vì họ từ chối thừa nhận lỗi lầm của mình hoặc bởi vì họ tự huyễn hoặc rằng mình không có giới hạn. Những người này sẽ bị kẹt lại trong Giai đoạn 2.

Có những người “cứ mãi khởi nghiệp” khi đã 38 tuổi, vẫn sống với mẹ và vẫn không kiếm ra được đồng nào sau 15 năm cố gắng. Có những “diễn viên đầy tham vọng” vẫn đang làm bồi bản và đã không đi thử vai trong 2 năm. Có những người không thể an vị vào một mối quan hệ lâu dài bởi vì họ luôn luôn có cảm giác rằng sẽ luôn có một ai đó tốt hơn xuất hiện. Họ là những người cố “lau chùi” những sai lầm như thể “giải phóng” sự tiêu cực vào vũ trụ, hoặc “thanh trừng” tất cả những sai lầm khỏi cuộc đời mình.

Đến một lúc nào đó, chúng ta đều phải thừa nhận chân lý: cuộc đời này rất ngắn ngủi, mọi ước mơ của ta đều không thể thành hiện thực, và vì vậy chúng ta nên cẩn thận lựa và chọn thứ gì chúng ta làm tốt nhất và toàn tâm toàn ý với nó.

Nhưng những người mắc kẹt trong giai đoạn 2 dành phần lớn thời gian để tự thuyết phục mình điều ngược lại. Rằng họ như một siêu nhân. Rằng họ có thể vượt qua tất cả. Rằng cuộc đời họ là sự phát triển và đi lên không bao giờ ngừng, trong khi ai cũng thể nhìn thấy rõ ràng họ chỉ đang chạy tại chỗ.

Với những cá nhân lành mạnh, Giai đoạn 2 bắt đầu từ giữa cuối tuổi vị thành niên và kéo dài cho đến giữa 20 hoặc giữa 30. Những ai vẫn mãi kẹt trong giai đoạn 2 thường được mọi người gọi là mắc “Hội chứng Peter Pan” – những kẻ lông bông cả đời, luôn luôn đi tìm bản thân mình, nhưng không tìm thấy thứ gì.

Giai đoạn 3: Toàn tâm toàn ý

Một khi bạn đã đẩy mình đến những giới hạn và hoặc là biết được những gì mình kém (ví dụ: thể thao, nghệ thuật nấu ăn) hoặc là hiểu rằng các cuộc vui thì cũng chúng tàn (ví dụ: hội hè, chơi điện thử, thủ dâm) thì bạn sẽ còn lại những thứ a) thực sự quan trọng với bạn, và b) bạn không đến nỗi quá tồi. Bây giờ là lúc bạn cần ghi dấu lên thế giới này.

Giai đoạn 3 là thời điểm đẹp nhất cho bạn xây dựng lâu đài cuộc đời. Bạn đã chia tay những người bạn chỉ biết kìm kẹp mình. Bạn đã tạm biệt những trò chơi vô bổ, lãng phí thời gian. Bạn đã giã từ những giấc mơ ngày xưa mà chắc chắc không thể sớm thành hiện thực.

Vậy nên bạn cần tập trung hết sức vào thứ bạn giỏi nhất và tốt nhất cho bạn. Bạn cần tập trung vào những mối quan hệ quan trọng nhất trong đời. Bạn cần tập trung vào sứ mệnh duy nhất trong đời bạn, dù là giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng trên thế giới hay trở thành một nghệ sĩ vẽ kĩ thuật số hoặc trở thành một chuyên gia về não bộ, hay có những đứa con đáng yêu chảy đầy nước mũi. Dù nó là gì đi chăng nữa, đây là lúc bạn hoàn thành mọi thứ mình ao ước.



Giai đoạn thứ 3 là lúc bạn tối đa hóa khả năng của mình mình trong cuộc đời này. Nó là lúc xây dựng di sản của bạn. Bạn sẽ để lại gì cho cuộc đời khi bạn ra đi? Mọi người sẽ nhớ về bạn như nào? Dù đó là một nghiên cứu đột phá hoặc một phát kiến mới tuyệt vời hay một gia đình đáng yêu, Giai đoạn 3 là lúc bạn thay đổi thế giới này khác đi một chút nhờ sợ tồn tại của bạn trên đời.

Giai đoạn 3 sẽ kết thúc khi có sự hợp nhất của 2 thứ: 1) Bạn cảm thấy như thế mình không còn gì có thể phấn đấu được nữa, 2) Bạn đã già và đã mệt và thấy rằng mình nên uống martini và chơi trò giải ô chữ cả cuộc đời còn lại.

Đối với những người “bình thường”, Giai đoạn 3 thường kéo dài từ khoảng 30 tuổi tới tuổi nghỉ hưu.

Những người bị mắt kẹt ở Giai đoạn thứ 3 thường là do không biết buông bỏ đam mê của mình và luôn ham muốn nhiều hơn. Chính vì vậy họ sẽ luôn khao khát phấn đấu đến tận 70 hay 80 tuổi.

Giai đoạn 4: Di sản

Khi đến giai đoạn này, mọi người đã dành khoảng 50 năm để đầu tư vào những thứ họ tin rằng là có ý nghĩa và quan trọng. Họ đã làm được những điều tuyệt vời, làm việc chăm chỉ, đạt được mọi thứ mình có, có thể đã có một gia đình hay một quỹ từ thiện hay tạo ra 1 sự đổi thay to lớn trong chính trị hay văn hóa, và giờ họ đã toại nguyện. Họ đã đạt đến độ tuổi mà năng lượng và hoàn cảnh của họ không cho phép họ theo đuổi đam mê của mình xa hơn nữa.

Mục tiêu của giai đoạn này trở thành không chỉ tạo ra 1 di sản mà làm sao để đảm bảo nó vẫn tồn tại kể cả khi bạn đã ra đi.

Việc này có thể đơn giản là việc bạn hỗ trợ và răn dạy con cháu của mình và ngắm nhìn chúng tận hưởng cuộc sống. Bạn cũng có thể giao phó lại các dự án hay công việc của mình cho các học trò. Bạn cũng có thể là tham gia vào hoạt động chính trị nhiều hơn để khẳng định các giá trị của mình trong một xã hội đã đi qua quá nhiều xáo trộn.



Giai đoạn 4 rất quan trọng về mặt tâm lý bởi vì nó khiến chúng ta dễ chấp nhận sự thật rằng ta rồi sẽ phải chết. Bởi vì là con người, chúng ta có một nhu cầu sâu thẳm muốn cảm thấy rằng cuộc đời của mình có một ý nghĩa gì đấy. Thứ ý nghĩa chúng ta luôn luôn tìm kiếm về bản chất chính là cơ chế tâm lý phòng vệ chống lại sự khó hiểu của cuộc sống này và sự tuyệt đối cái chết. Đánh mất ý nghĩa đó, hoặc nhìn nó tuột khỏi tầm tay, hoặc từ từ cảm thấy như thể thế giới này đã rời bỏ bạn lại phía sau, không khác nào phải đối diện trực diện với sự lãng quên và để nó nuốt chửng bạn.

Bài học cần rút ra là gì?

Đi qua mỗi giai đoạn cuộc đời giúp chúng ta có thể kiểm soát hạnh phúc và sự thịnh vượng của mình tốt hơn.

Trong Giai đoạn 1, một người sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào những hành động của người khác và cần được chấp thuận để có thể hạnh phúc. Đây là một chiến lược sống kinh khủng bởi vì con người thật khó đoán và bất định.

Trong Giai đoạn 2, người ta trở nên tự lực hơn, nhưng vẫn dựa vào thành công ngoại lai để có thể hạnh phúc – tiền, sự tán dương, chiến thắng, chiến công, vvv. Chúng có thể dễ kiểm soát hơn con người, nhưng về lâu dài chúng vẫn rất khó dự đoán.

Giai đoạn 3 sẽ phụ thuộc vào 1 số ít các mối quan hệ và những đam mê mà đã tự chứng tỏ chúng đáng để theo đuổi từ Giai đoạn 2. Những thứ này đã ổn định hơn qua thử thách. Và cuối cùng, Giai đoạn 4 đòi hỏi chúng ta chỉ bám giữ vào những gì mình đã hoàn thành được và nên ngừng kì vọng quá nhiều.

Trong mỗi giai đoạn, hạnh phúc trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào các giá trị nội tại, có thể kiểm soát và bớt dựa vào các yếu tố bên ngoài của thế giới không ngừng xoay chuyển này.

Xung đột giữa các giai đoạn

Các giai đoạn sau không thay thế các giai đoạn trước đó. Chúng vượt lên trên nó. Trong Giai đoạn 2 mọi người vẫn quan tâm đến việc được người khác chấp thuận. Họ chỉ quan tâm nhiều hơn đến thứ gì khác. Trong Giai đoạn 3, mọi người vẫn quan tâm tới việc thúc đẩy những giới hạn của chính mình. Chỉ là họ quan tâm nhiều hơn đến những cam kết mà mình đã đặt ra.

Mỗi giai đoạn đại diện cho sự xáo trộn các ưu tiên trong cuộc đời mỗi người. Chính vì lý do này, mà khi mọi người chuyển dịch từ 1 giai đoạn này sang giai đoạn khác, mọi người sẽ thường trải nghiệm sự mất mát các mối quan hệ. Nếu bạn đang ở Giai đoạn 2, và tất cả bạn bè của bạn vẫn đang ở đó, rồi đột nhiên bạn hạ quyết tâm, lao vào Giai đoạn 3 để xây dựng sự nghiệp, nhưng những người bạn của mình vẫn còn đang đi tìm kiếm bản thân, sự mất kết nối căn bản giữa các giá trị của bạn và bạn bè của bạn sẽ xuất hiện và lúc đó thật khó để vẫn còn có thể chơi với nhau.

Nói chung, mọi người sẽ phóng chiếu giai đoạn của họ lên mọi người xung quanh mình. Những người ở Giai đoạn 1 sẽ phán xét những người khác qua khả năng họ có được xã hội chấp nhận hay không. Những người ở Giai đoạn 2 sẽ phán xét những người khác bằng khả năng vượt qua các giới hạn của chính mình và thử những thứ mới. Những người ở Giai đoạn 3 sẽ phán xét những người khác dựa trên những cam kết cuộc đời của họ và những thành tựu họ có thể đạt được. Những người ở giai đoạn 4 sẽ phán xét người khác dựa về những giá trị mà họ bảo vệ và những thứ họ đã chọn sống vì nó.

Giá trị của chấn thương tâm lý

Phát triển bản thân thường được mô tả như một sự tiến bộ trải đầy hoa lệ, đi từ 1 kẻ ngu ngốc đến sự giác mộ, chưa đựng rất nhiều hoan lạc, bước đi tự hào trên thảm hoa, và đập tay với 2000 người tại một buổi hội thảo mà bạn phải trả rất nhiều tiền để tham dự.



Nhưng sự thật là những chuyển giao trong các giai đoạn của cuộc đời thường được kích hoạt bởi những dư chấn hay những sự kiện cực kì tiêu cực. Một lần suýt chết. Một cuộc li hôn. Một tình bạn đổ vỡ hay sự ra đi của người yêu.

Vết thương làm chúng ta lùi lại và đánh giá lại những động lực sâu thẩm nhất và các quyết định mà mình đã đưa ra. Nó cho phép chúng ta suy tư về việc liệu những chiến lược theo đuổi hạnh phúc của chúng ta có thực sự thành công hay không.

Điều gì làm chúng ta mắc kẹt

Có một thứ làm chúng ta mắt kẹt ở mỗi giai đoạn: cảm giác chưa bao giờ là đủ

Mọi người kẹt ở Giai đoạn 1 bởi vì họ luôn cảm thấy như thể họ là một phiên bản lỗi và khác biệt với những người khác, vì vậy họ sẽ đặt mọi nỗ lực của mình vào việc làm những thứ khiến người khác hài lòng. Nhưng bất kể họ có cố gắng tới đâu, họ sẽ cảm thấy chưa bao giờ là đủ.

Mọi người kẹt ở Giai đoạn 2 bởi vì họ cảm thấy như thế họ lẽ ra nên làm nhiều hơn, tốt hơn, mới hơn, hiệu quả hơn. Nhưng bất kể họ có cố gắng tới đâu, họ sẽ cảm thấy chưa bao giờ là đủ.

Mọi người kẹt ở Giai đoạn 3 bởi vì họ cảm thấy như thế họ chưa tạo ra đủ ảnh hưởng có ích lên thế giới này, rằng lẽ ra mình có thể tạo ra nhiều thay đổi tích cực hơn trong lĩnh vực mà mình đã cam kết. Nhưng bất kể họ có cố gắng tới đâu, họ sẽ cảm thấy chưa bao giờ là đủ.

Những người ở Giai đoạn 4 vẫn cảm thấy mắc kẹt bởi vì họ lo lắng rằng di sản của họ sẽ không bền vững hay không tạo ra thay đổi lớn lao nào cho thế hệ sau. Họ bám và níu giữ lấy nó và thúc đẩy nó tới những hơi thở cuối cùng. Nhưng họ vẫn thấy chưa đủ.

Giải pháp cho mỗi giai đoạn này là hãy nhìn lại. Để vượt lên Giai đoạn 1, bạn phải chấp nhận rằng mình sẽ không bao giờ có thể làm vui lòng mọi người, và vì vậy bạn phải đưa ra quyết định cho chính đời mình.

Để vượt lên Giai đoạn 2, bạn phải chấp nhận rằng bạn sẽ không bao giờ có thể đạt được mọi thứ bạn ước mơ hay khao khát và vì vậy phải tập trung vào thứ quan trọng nhất và toàn tâm toàn ý với nó.

Để vượt lên Giai đoạn 3, bạn phải nhận rằng thời gian và năng lượng là giới hạn và vì vậy bạn phải xác định lại mục tiêu của mình lúc này là giúp những người khác quản lý những dự án ý nghĩa mà bạn đã khởi sự.

Để vượt lên Giai đoạn 4, bạn phải nhận ra rằng thay đổi là điều tất yếu, và sự ảnh hưởng của một con người, cho dù họ có tài giỏi, quyền thế, có ích tới đâu, cuối cùng rồi sẽ tan biến.

Và cuộc đời vẫn sẽ tiếp diễn.


 ST.

 



" Tomato đọc ngược lại vẫn là Tomato. Có đảo ngược thế nào thì cà chua cũng vẫn là cà chua ". 

Cà chua xanh thì bên trong cũng xanh, ngoài đỏ thì bên trong cũng đỏ. Không giống như quả dưa hấu, ngoài xanh mà trong lại đỏ... 

Con người ta không phải lúc nào cũng sống được như quả cà chua, sống thật đúng với cái " tôi " bên trong của mình. Có khi muốn sống như thế nhưng lại không thể được. Và cái câu " đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy " lại được áp dụng triệt để như một lời biện minh hữu ích. Người ta bảo đấy là sự kết hợp cà chua với dưa hấu để cho ra thế hệ F1 hoàn hảo, biết biến hoá linh hoạt trong từng hoàn cảnh... 

Nhưng, như một người bạn đã nói: " Nếu như trong cuộc đời, cái gì cũng là chính nó, người tốt kẻ xấu đều có thể phân định ngay từ lần gặp đầu tiên, cuộc sống còn thú vị nữa hay không? Cũng như trong cuộc sống, những " người xấu " thật ra cũng không đáng ghét lắm. Sự có mặt của họ tạo nên sự phong phú cho cuộc đời và ở một chừng mực nào đó, họ tạo nên thế đối lập khiến những người tốt được nhận diện và ngợi khen. 

Có một " người bạn cà chua " cũng tốt, nhưng đối diện với một cây dưa hấu vẫn thú vị hơn nhiều. Không phải giả dối, mà là biết giấu mình một chút, người đối diện sẽ cảm thấy được khám phá và phát hiện ra sự thú vị ẩn chứa bên trong cái vẻ ngoài lạnh lùng ấy. 

Có người nói rằng sống trong đời là tìm cách chiếm lĩnh một lập trường sống, một lập trường nhân cách giữa cuộc đời. Ngoại trừ số ít người có can đảm không quan tâm đến xung quanh, thì đa số những người còn lại đều có đôi lúc hoang mang về cách sống của mình. 

Tôi không phải là một người " can đảm không quan tâm đến xung quanh ". Tôi đôi khi cũng vẫn hoài nghi về lối sống của mình. Nhưng tôi thích phân biệt rõ ràng tốt - xấu, kể cả ngay từ lần gặp đầu tiên. Tôi vẫn thích trắng đen rõ ràng hơn là mờ mờ ảo ảo. Và hơn hết, tôi vẫn thích có một " người bạn cà chua " hơn là một " người bạn dưa hấu ". Không phải ai cũng biết giới hạn của việc " giấu mình đi một chút " cho người khác khám phá. Người ta hay tham lam, hay đi quá đà mà chẳng nhận ra được đâu là điểm dừng. 

Thích thì bảo là thích. Không thích thì bảo là không thích. 

Yêu thì bảo là yêu mà không yêu thì nói không yêu. 

Đừng có miệng nói yêu mà trong bụng thì ghét, sau lưng lại nói xấu hết lời. " Dù ai cách núi ngăn sông ta cũng không nói ghét là yêu. Dù ai ngăn sông cấm chợ ta cũng không nói yêu là ghét ". 

Xấu thì hãy sống đúng như xấu, đừng cố tỏ ra mình tốt đẹp. Mà tốt đẹp rồi thì hãy giữ và làm cho mình tốt đẹp hơn. 

Nghèo thì không thể sống cuộc sống của giàu, mà giàu cũng chẳng thể cố vờ như mình nghèo khó. 

Sống đúng với bản thân mình, đấy mới là ý nghĩa sâu xa của " triết lý cà chua "! 

- Sưu tầm-



Khi dấu chấm đại diện cho kết thúc,
Nó cũng mang ý nghĩa của khởi đầu
Khi dấu phẩy tượng trưng cho ngắt câu,
Nó cũng tiếp diễn những điều sau nó.

Cuộc sống này, từ những điều bé nhỏ
Được hiểu theo nghĩa khác biệt rất nhiều
Nó tùy thuộc cách cảm nhận bao nhiêu
Và tùy thuộc cái cách người ta chọn.

Vốn dĩ chẳng có gì là quá muộn
Nhưng nhiều cuộc đời như dấu chấm câu
Chọn cách chấm dứt vì những khổ đau
Bản thân lại tự chính mình ruồng rẫy.

Tại sao sau tháng ngày đau đớn ấy
Ta không chọn cách sống hạnh phúc hơn ?
Sao phải chứng minh cho người khác thấy ta buồn
Để họ cười nhạo / khỉnh khinh / thương hại ??

Chẳng có nỗi đau nào là mãi mãi
Cuộc sống sẽ vui khi biết vươn lên
Sẽ đẹp tươi khi sau những muộn phiền 
Ta tìm được cho chính mình sống.

Cứ đi đi, tháng dài và năm rộng
Sau những trầm thăng chấm phẩy của đời,
Hi vọng rằng trước lúc chọn buông lơi
Ai đó nghĩ : "Vì sao từng cố gắng ?"

- ST -


 1. Suy nghĩ thế nào cuộc sống thế ấy. Suy nghĩ tiêu cực, cuộc đời bế tắc. Lạc quan yêu đời, mọi chuyện ắt hanh thông.

2. Có làm có hưởng. Cố gắng thì mới có quả ngọt. Suốt ngày chỉ chăm chăm ghen tị với thành công của người khác thì đời mình không thể nào khá lên được.

3. Không có gì là mãi mãi. Đừng hi vọng quá nhiều, nhất là tình yêu. Cứ trân trọng nhau, cứ thương yêu nhau nhưng giữ lại một phần cho mình. Mù quáng chỉ thiệt thân.

4. Được mất trong đời là chuyện thường tình. Có những người chỉ xuất hiện, đi với bạn một đoạn đường, rồi lại chia xa. Biết buông bỏ thì tâm trí sẽ thanh thản hơn.

5. Nhẫn nại không bao giờ thiệt. Hấp tấp, nóng vội chỉ hỏng việc. Chuyện gì cũng thế, cứ phải bình tĩnh đã. “Sôi hỏng bỏng không”, dại lắm cơ!

6. Tổn thương là để trưởng thành. Chẳng ai khôn lớn mà không ngu si vài lần. Đời sẽ đạp mình, vùi mình bầm dập túi bụi. Người nào chịu được thì người ấy đứng vững. Kẻ nào yếu đuối thì sẽ chìm dần dưới bùn lầy. Quan trọng, ý chí phải kiên định!

7. Dựa vào chính mình là lựa chọn khôn ngoan nhất. Bạn có thể yêu quý, tin tưởng vào ai đó nhưng đừng phụ thuộc vào họ. Mỗi người phải tự bước đi trên con đường mình chọn. Đau khổ tự mình nếm, mệt mỏi tự mình chịu. Vấp ngã thì đứng dậy thôi!

ST.



1. Đố kỵ chỉ khiến bạn dậm chân tại chỗ, thậm chí tụt lùi, trong khi cuộc sống của những người bạn đố kỵ ngày càng tốt hơn. Người thông minh dành thời gian học hỏi, kẻ vô dụng chỉ biết gièm pha.

2. Không công bằng với bản thân là một loại công bằng. Kẻ mạnh luôn đề cao sự lựa chọn tự nhiên, người thích hợp mới tồn tại, chỉ có kẻ yếu mới ngày ngày kêu gào đòi công bằng.

3. Nỗ lực sẽ rất vất vả, có khi còn khiến bạn thất vọng, không nỗ lực thì nhẹ nhàng thoải mái hơn. Còn gì tuyệt vời hơn ngày ngày nằm xem ti vi cắn hạt dưa, nhưng khi người khác có được thành tựu, bạn đừng sốt ruột đấy nhé.

4. Cách tốt nhất để giải quyết mọi phiền não là không đòi hỏi quá nhiều. Thay vì bực bội khi người khác không giúp đỡ, sao bạn không cố gắng giành lấy bằng chính sức mình? Lý do gì họ phải giúp đỡ bạn?

5. Bạn không làm được không có nghĩa người khác cũng không làm được. Tầm nhìn quyết định hoài bão, nhận thức quyết định bạn có thể đi được bao xa.

6. Khởi điểm càng thấp càng phải nỗ lực. Nếu xuất phát điểm của bạn không bằng người khác, cách duy nhất để bạn vượt qua họ là nỗ lực gấp trăm gấp nghìn lần họ.

7. Lương càng cao càng ít thời gian rảnh. Người khác nhiều tiền, phong thái đĩnh đạc khiến bạn cảm thấy ngưỡng mộ, nhưng bạn có biết khi bạn nằm ườn ra giường buôn chuyện thì họ đang vất vả làm việc bên ngoài.

8. Lương càng thấp, khả năng chi phối cuộc sống càng thấp. Khách quan mà nói, năng lực của bạn thế nào, thế giới trong tay bạn sẽ thế ấy. Bạn thấy mức lương của mình quá thấp bởi bạn đang đứng ở góc độ chính bản thân mình. Nếu một ngày bạn lên làm ông chủ, nhớ lại ngày đó, bạn sẽ biết ơn ông chủ đã quá ưu ái bạn.

9. Tìm thêm ưu điểm, quên đi khuyết điểm của người khác. Học hỏi điểm mạnh của người khác sẽ giúp bạn tiến bộ từng ngày; còn chỉ nhìn vào thiếu sót của người khác, bạn sẽ trở thành một kẻ hẹp hòi.

10. Đừng coi thường những kẻ nịnh bợ, đó cũng là một loại năng lực. Nếu bạn lên làm lãnh đạo, bạn có thích nghe người khác nịnh bợ mình không? Điều bạn ghét chính là người khác có thể khiến sếp vui lòng, giúp bầu không khí vui vẻ, trong khi bạn không thể làm được điều đó.

11. Một ngày bạn sống thế nào, cả đời bạn sẽ như thế. Ngày mai mình sẽ bắt đầu đọc sách, bắt đầu học, bắt đầu dậy sớm đi làm. Những việc lên kế hoạch cho ngày mai, cả đời này khó mà thực hiện được, chi bằng bây giờ bắt tay vào làm ngay!

12. Lãnh đạo thích những người mang lại hiệu quả công việc. Điều này cũng giống như giáo viên ở trường thích học sinh giỏi vậy. Ai cũng thích những người ưu tú, không ai thích kẻ đi bằng đầu gối cả. Đừng nghĩ thế giới này không công bằng, khi bạn giỏi giang, bạn sẽ thấy đời rất công bằng.

13. Nơi làm việc nào cũng có đấu đá, bạn không chấp nhận được thì về nhà mà nằm. Đâu đâu cũng có cạm bẫy, những trò đấu đá lẫn nhau, có cố gắng cũng chẳng cách nào thay đổi trừ khi bạn là chủ

14. Đừng coi sếp là giáo viên chủ nhiệm, lúc nào cũng phải nhắc nhở, yêu thương, dạy dỗ bạn. Sếp không có nghĩa vụ phải dạy dỗ bạn, họ còn có gia đình, con cái cần chăm lo. Nếu bạn may mắn có được người sếp tận tình bảo ban, hãy cảm ơn họ tử tế.

15. Đừng chỉ nghĩ theo chiều hướng an ủi mình. Khi bạn bè thành công còn mình chẳng có gì, bạn nghĩ họ có người chống lưng, có chồng là đại gia, có nền tảng gia đình vững chắc. Thật ra không phải bạn nghi ngờ tài năng của họ, bạn chỉ đang viện lý do để an ủi con tim tan vỡ của mình.

16. Muốn thay đổi thế giới, trước tiên cần thay đổi chính mình. Ai cũng muốn thay đổi cả thế giới, nhưng thói hư tật xấu của mình còn không sửa được thì làm được việc gì.
Mười sáu câu nói này tôi đã tự mình đúc kết sau những trải nghiệm của bản thân suốt mười năm qua. Mỗi điều trong đó đều nhắc nhở tôi, cho dù cuộc sống hiện giờ có thuận buồm xuôi gió, cũng đừng bao giờ ngừng nỗ lực và quên đi khó khăn đã qua.

ST.




1. Miệng ít nói, tự nhiên ít họa

Bụng dạ ít ăn, tự nhiên ít bệnh

Trong lòng ít muốn, tự nhiên ít lo

Thân mình ít sự, tự nhiên ít khổ.

2. Lớn rồi! Nhìn một phải thấu mười. Bởi vì bên trong một con người, không thân thiện như cái miệng họ thể hiện. Vì vậy, nên nhớ rằng: "Không phải cái gì lóng lánh cũng là vàng, không phải ai nhìn đàng hoàng cũng là người tử tế"

3. Rút thăm không có nghĩa là ta buộc phải làm theo những gì có trong tờ giấy mình bốc được, mà đó chỉ là phương tiện giúp ta nhận ra mình thực sự mong muốn điều gì. Nếu đưa ra lựa chọn trong lúc không biết bản thân muốn gì, dù là phương án A hay phương án B rồi bạn cũng sẽ hối hận về quyết định của mình mà thôi.

4. Không ai có thể thay bạn bảo vệ bạn,
Lòng hy sinh cao cả của bạn chỉ là sự tự ngược đãi mà thôi.
Có ích kỷ và vô trách nhiệm một chút cũng không sao.
Không gì vô trách nhiệm với bản thân bằng việc bạn cứ tranh luận mãi về trách nhiệm rồi bỏ mặc bản thân cho đến khi cảm thấy ngạt thở.

5. Đến một lúc nào đó, con người ta sẽ có nhiều tâm sự hơn nhưng lại càng kiệm lời hơn.

6. Ai cũng đều có những nỗi buồn, nhưng chẳng có nỗi đau buồn nào giống nhau. Nên hơn hết, đừng bao giờ nghĩ rằng mình hiểu nỗi buồn của người ta như thế nào.

7. Trầm cảm thật sự đáng sợ.
Vậy nên nếu ngày nào đó, một người bạn cực sôi nổi hướng ngoại của bạn nói rằng họ thật đau khổ, mong bạn hãy xem đây là một chuyện quan trọng. Bởi họ có lẽ sẽ đau khổ gấp ngàn lần so với tưởng tượng của bạn.

8. Có một cuốn sách viết rằng: “Dù bạn sống thế nào, tôi vẫn luôn cổ vũ”.
Tuy nhiên điều cần thiết không phải là người khác cổ vũ bạn mà bạn phải cổ vũ chính mình.
“Dù sống thế nào, hãy luôn cổ vũ chính mình”

9. Tuổi trẻ, là tuổi bồng bột, tuổi trẻ cũng là tuổi dễ bị lạc lối. Nhưng đừng lo lắng và e ngại sai lầm của tuổi trẻ. Vì đó chính là bài học cho chính bạn để trưởng thành.

- sưu tầm -



1. Sẽ rất ít người quan tâm đến việc bạn đã trả giá nhiều hay ít, cố gắng như thế nào, chống đỡ có mệt hay không, rơi có đau không, bọn họ chỉ nhìn vào vị trí cuối cùng mà bạn đứng, sau đó hâm mộ hoặc khinh thường…

2. Con người ta luôn nhìn thấy và hâm mộ hạnh phúc của người khác. Nhưng đến một lúc nào đó bất chợt quay đầu, lại phát hiện thì ra mình cũng đang được người khác ngưỡng mộ. Thật ra, mỗi người đều có hạnh phúc của chính mình. Chỉ có điều, hạnh phúc của bản thân thường nằm trong mắt người khác.

3. Bạn có thể rất lương thiện nhưng tuyệt đối không được buông lỏng cảnh giác với xã hội này, bởi vì có một số người căn bản không phải là con người. Tâm hại người thì không nên có, nhưng tâm phòng người thì nhất định phải có.

4. Một khi bạn không còn so sánh mình với người khác, cũng có nghĩa bạn đã có bước tiến dài của sự trưởng thành và hạnh phúc. An yên trong cuộc sống của chính bản thân bạn.

5. Chỉ cần bớt quan tâm đến việc người khác nghĩ gì, làm gì.
Và bớt ảo tưởng vị trí của mình trong tim họ, thì cuộc sống sẽ tự khắc nhẹ nhàng hơn thôi…

6. Đừng bao giờ coi sự quan tâm của người khác là điều đương nhiên, cho dù người ấy có yêu bạn bao nhiêu, cuối cùng rồi cũng sẽ có ngày cảm thấy mệt mỏi. Lòng người thường sẽ không mất đi vì chuyện lớn nào đó, mà là từ những thất vọng nhỏ tích tụ từng ngày cho đến khi trở thành vết thương chí mạng.

7. Tới một giai đoạn nhất định của cuộc đời, chúng ta sẽ không còn bận lòng với chuyện thắng thua, chọn cách im lặng và mỉm cười để đối phó với mọi áp lực ngoài kia. Đó không phải là hèn yếu hay nhu nhược, chỉ là mong muốn: năm tháng tĩnh lặng, kiếp này bình an… cho mình, cho người…

8. Đừng chỉ vì ai đó trông mạnh mẽ, không có nghĩa là tất cả mọi thứ đều ổn. Ngay cả những người mạnh mẽ nhất cũng cần một người bạn để dựa vào vai mà khóc. Hãy kết hôn với người mà bạn thích chuyện trò với người đó, vì khi bạn già đi, bạn sẽ phát hiện ra rằng thích chuyện trò là một ưu điểm lớn.

Chill Radio l Sưu tầm.



✨1️. Sống thì phải có kế hoạch, mục tiêu rõ ràng. Đừng ậm ờ thế nào cũng được.

✨2️. Có kế hoạch, mục tiêu rồi thì hành động đi, đừng chần chừ, đừng trì hoãn. Đừng mãi ăn bánh vẽ hoài thế, lâu dần chính bản thân bạn cũng thấy chán mình chứ đừng nói người khác.

✨3️. Nhất định phải có kỷ luật bản thân.

✨4️. Đã nói là làm, sai cũng làm, phải làm mới rút ra được kinh nghiệm. Còn cứ ngồi đó sợ hãi đủ đường thì đến cơ hội sai lầm cũng không đến phần bạn.

✨5️. Google gần như có thể giải đáp tất cả những gì bạn thắc mắc, nó MIỄN PHÍ mà, hãy tận dụng đi.

✨6️. Ngoài internet đừng quên bạn có sách, các thư viện sách luôn chào đón bạn. Nếu không có thời gian đọc sách giấy, một lần nữa tận dụng internet để đọc sách thông qua các app (miễn phí, trả phí đều đủ cả) tranh thủ lúc đi xe bus, ngồi chờ coffee, vừa rẻ vừa tiện dụng.

✨7️. Đừng suốt ngày up ảnh, up status sống ảo nữa, nó không khiến chiếc bụng của bạn no được đâu. Tắt up ảnh ảo và đi kiếm tiền, hoặc học những thứ bổ ích khác đi.

✨8️. Biết mình không thông minh thì lấy sự cần cù bù vào. Người ta đọc 1 tháng được 1 quyển sách, bạn phải đọc ít nhất 3 cuốn.

✨9️. Với mạng xã hội, ngưng theo dõi những thứ xàm xí đi. Ấn theo dõi ngay những người truyền cảm hứng, những người thành công, những người luôn mang đến cho bạn nguồn năng lượng tích cực.

✨1️0. Đừng bao giờ phí thời gian lướt mạng xã hội một cách vô thức, hãy để dành nó để học ngoại ngữ, trau dồi thêm kỹ năng bản thân còn thiếu còn yếu.

✨1️1. Đừng bao giờ để bản thân rơi vào trạng thái trống rỗng, nghĩa là không biết bản thân muốn gì, nên làm gì? Phải luôn luôn đẩy bản thân vào guồng hoàn thiện bản thân.

✨1️2. Khi gặp vấn đề phải tìm hướng giải quyết ngay, đừng ỉm nó đi... nếu không muốn những vấn đề đó là tiền đề cho sự thất bại.

✨1️3. Muốn hội nhập phải biết ngoại ngữ. Muốn gì thì muốn, ngoài tiếng mẹ đẻ, nhất định phải học thêm ít nhất một vài ngoại ngữ.

✨1️4. Lớn rồi, phải biết chọn bạn mà chơi, nhìn cho rõ đâu là bạn đâu là bè, đâu là người mình nên tin tưởng đâu là kẻ chỉ để xã giao.

✨1️5. Thị phi ở đời nhiều lắm, đừng để bản thân bị cuốn vào những chuyện tào lao, lãng phí thời gian.

✨1️6. Phải là người vừa có tài vừa có đức, biết nhiều biết ít nhưng nhất định phải BIẾT ĐIỀU.

✨1️7. Tuyệt đối không lãng phí thời gian vào những người/việc không đáng. Ví dụ như đau khổ, dằn vặt bản thân khi chia tay, bị từ chối/ hoặc khi làm một việc gì đó thất bại... TUYỆT ĐỐI KHÔNG. Thời gian đau khổ, dằn vặt đó hãy dành dụm để làm để đối tốt với bản thân, với những người xứng đáng thì hơn.

✨1️8. Và điều cuối cùng, hãy bung hết sức mình mà làm, làm thật quyết liệt... không thành công thì cũng thành nhân. Nhớ nhé!

Sưu tầm

Con người chúng ta thường hối hận, tiếc nuối về những cơ hội đã mất bằng câu "sớm biết thì….". Thực ra chúng ta hiểu rõ rằng, đánh mất và hối hận chẳng qua chỉ là cái đuôi vô dụng của những kẻ không thể vứt bỏ sĩ diện.

Đối với những kẻ vô dụng, sĩ diện lớn hơn cả trời, có thể chịu uất ức, có thể chịu khổ nhưng không thể đánh mất sĩ diện.
Quá nửa đời người, trải qua mọi thứ, chúng ta mới dần dần hiểu rằng, chỉ cần có đủ kết quả là được, quá trình phấn đầu dù thê thảm đến mấy cũng chẳng quan trọng.
Bởi nếu bạn không vứt bỏ sĩ diện đi cầu xin cơ hội, sẽ có người chớp lấy cơ hội ấy. So với sự vứt bỏ sĩ diện để cầu xin cơ hội, thì bỏ lỡ rồi hối hận mới là kết cục mà chúng ta khó lòng chịu đựng được nhất.
Bởi vậy, chúng ta tuyệt đối không được coi thường những người "mặt dày", da mặt càng dày, đường đi càng rộng.

01 Chết vì thể diện
Đứng trước hạnh phúc, thể diện không đáng một xu. Trong cuộc sống hiện thực, nhiều người thường nghĩ có thể diện là có tất cả, có thể diện mới đủ tự tin để ưỡn ngực, ngẩng cao đầu.
Thế nhưng người xưa lại có câu "chết vì thể diện, bệnh sĩ chết trước bệnh tim". Những người quá coi trọng thể diện, thường sẽ vì thể diện mà đánh mất những cơ hội tốt, hay thậm chí là cả sinh mạng của mình.
Tôi từng đọc được câu chuyện về một cậu sinh viên đại học năm thứ nhất cùng bạn bè tới quán rượu. Quán rượu đó có quy định rằng, nếu như có thể uống 6 cốc, mỗi cốc 300ml trong vòng 3 phút, sẽ được miễn toàn bộ chi phí dưới 1 triệu đồng.
Trước sự vỗ tay nhiệt liệt của bạn đồng học, cùng với những tiếng hét "cố lên, cố lên" ở xung quanh, cậu sinh viên năm thứ nhất tự tin đứng giữa sân khấu, uống liền 5 cốc.
Sau đó, cậu ta bước xuống bục, nôn khan vài tiếng, đồng thời xua xua tay ám chỉ "chỉ đến đây thôi". Nhưng, mọi người xung quanh càng hò hét to hơn, thậm chí không ít người mở sẵn điện thoại, chuẩn bị lưu lại khoảnh khắc kỳ tích huy hoàng ấy.
Và rồi, cậu sinh viên ấy quay lại uống tiếp cốc rượu định mệnh thứ 6. Vốn tưởng nắm phần thắng trong tay, cậu sinh viên đột nhiên cảm thấy cơ thể mất kiểm soát, chân run rẩy, đầu nghẹo sang một bên, ngã khụy xuống nền đất và không bao giờ tỉnh lại nữa.
Thể diện là da, tự trọng là xương. Trong cuộc sống, rất nhiều người đánh đồng thể diện và tự trọng, họ nghĩ rằng mất thể diện tức là đánh mất tự trọng.
Nhưng thực tế là, những người vì muốn được người khác khẳng định và ngưỡng mộ mà không ngừng mở rộng cuộc sống của mình, khiến đôi vai vống mỏng manh của bản thân phải gánh chịu quá nhiều gánh nặng thể diện.
Vậy nên, những người sống mệt mỏi không phải là sống vì lòng tự trọng mà là vì không thể vứt bỏ thể diện và tiếc nuối hư vinh.

02 Vứt bỏ thể diện, để có được nhiều hơn
Quá trình vứt bỏ thể diện có thể thê thảm. thế nhưng những gì có được sau khi vứt bỏ thể diện lại vô cùng nhiều. Đời người thực ra chỉ có ba việc: một là biết chọn như thế nào, hai là biết phải kiên trì như thế nào và ba là hiểu phải trân trọng như thế nào.
"Bánh từ trên trời rơi xuống" chẳng qua chỉ là một giấc mơ ngắn ngủi, chỉ khi bản thân thực sự đủ mạnh mẽ thì mới vĩnh viễn không mất thể diện. Bởi vậy, khi bạn buông bỏ thể diện, nỗ lực phấn đấu vì bản thân, cũng chính là để giữ lại thể diện tốt nhất cho chính mình.
Tôi có quen anh bạn tên Lương, làm trong nhà hát kịch, những năm gần đây, nhà hát kinh doanh lạnh lẽo, không đủ tiền chi trả phí thuê mặt bằng, anh Lương đành phải bôn ba kiếm việc khắp nơi.
Đúng lúc, đài truyền hình tỉnh cần tìm người dẫn chương trình, anh Lương vội vàng làm hồ sơ ứng tuyển. Bên đài truyền hình muốn thử anh Lương có sức chịu đựng không, liền dựng một cái tủ kính đặt giữa đoạn đường náo nhiệt nhất.
Họ yêu cầu anh Lương ngồi trong đó phát trực tiếp 48 tiếng đồng hồ, thi thoảng phải phối hợp biểu diễn theo các yêu cầu của khán giả theo dõi tiết mục.
Khán giả coi anh Lương như là con khỉ, lúc thì yêu cầu anh múa võ, lúc thì yêu cầu anh ca hát, nhảy múa, lúc thì yêu cầu hò hét… Anh Lương mặc dù khó chịu, nhưng vẫn cố cười trong nước mắt.
"Suýt chút nữa là tôi sụp đổ", anh Lương nói.
Cắn răng chịu đựng suốt hơn 48 tiếng đồng hồ, anh Lương cuối cùng cũng được nhận vào làm người dẫn chương trình của đài truyền hình tỉnh.
Một CEO của tập đoàn lớn từng nói rằng: "Thể diện là gì? Chúng tôi làm việc lớn chưa bao giờ cần đến thể diện. Chúng tôi có thể lột bỏ da mặt tức thể diện vứt xuống đất, giẫm đạp rồi nghêng ngang bỏ đi, chẳng thèm để ý tới".
Trong cuộc sống hiện thực, chúng ta bị hạn chế bởi thể diện, khiến nhiều việc chúng ta muốn làm nhưng lại không dám làm, rất nhiều việc không muốn làm nhưng bị ép phải làm. Ngày ngày đầu tắt mặt tối mà vẫn chẳng làm nên trò trống gì.
Ngược lại, những người thực sự thành công, họ không bao giờ sợ bị khinh thường. Họ tình nguyện bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất, từ những chỗ khổ nhất.
Họ sống chân thành, điềm nhiên và không để tâm tới suy nghĩ của người khác. Họ có thể vứt bỏ mọi sự ràng buộc, toàn tâm toàn ý hướng tới mục tiêu của mình, để giành lấy kết quả mà mình mong muốn.
Bởi vậy, muốn biết một người nào đó có trưởng thành và đi đúng quỹ đạo hay không, không thể xem người đó chém gió mạnh tới mức nào, thể diện cao đến bao nhiêu mà phải xem mặt người đó dày như thế nào và có thể vứt bỏ được bao nhiêu thể diện.

03 Làm người, mặt phải dày
Thể diện là tấm vải che mặt của những kẻ vô dụng, những người làm việc lớn, có bản lĩnh thực sự, chưa bao giờ họ quan tâm đến thể diện.
Bạn cái này ngại, cái kia ngại, vậy sao không ngại sống? Khi bạn không ngại với cuộc sống, với thế giới này, trưởng thành mới bội tăng từng ngày.
Con người sống ở đời, mặt phải dày, buông được, bỏ được, chơi được. Chỉ cần bạn đủ dũng cảm, thì dù gió đông, gió tây cũng không có gì đáng sợ.
Khoảng cách giữa bạn và thành công chẳng qua chỉ là mặt dày bước thêm một bước, chỉ cần bước thêm một bước đó, cuộc đời bạn ắt sẽ có sự thay đổi lớn.
Người trẻ hiện nay, ai cũng muốn được như Jack Ma, nhưng không thể không thừa nhận hơn 99% trong số đó không thể trở thành Jack Ma.
Sự thành công của Jack Ma không chỉ nhờ vào năng lực, cơ hội mà quan trọng là mặt phải dày hơn người khác.
Jack Ma lần đầu thi đại học, môn toán chỉ được 1 điểm (trên tổng số 100 điểm). Mọi người xung quanh cười nhạo ông, nhưng ông vẫn không hề do dự, đăng ký lớp ôn thi lại đại học.
Lần thi đại học thứ hai, ông chỉ được 19 điểm toán. Cha mẹ khuyên ông đừng thi nữa kẻo mất mặt, đi học nghề gì khác kiếm cơm. Nhưng Jack Ma vẫn mặt dày xin thêm một cơ hội nữa.
Lần thi đại học thứ ba, ông được 79 điểm môn toán, cuối cùng cũng đỗ vào đại học. Nếu như mặt không dày, có thể Jack Ma sẽ không bao giờ vào được đại học.
Sau này, khi sáng lập Alibaba, Jack Ma càng mặt dày hơn, ông đi cầu cạnh khắp nơi, quảng bá ý tưởng của mình, ông bị lườm nguýt và từ chối không biết bao nhiêu lần. Nếu như ông không mặt dày, Alibaba sẽ không thể thành công như ngày hôm nay.
Ai cũng hy vọng bản thân mình tích cực có bản lĩnh. Và cách tốt nhất để có được điều này đó là không quan tâm tới suy nghĩ của người khác, làm việc bằng cái đầu cứng và làm người bằng cái mặt dày.
Trong thế giới của người trưởng thành, không có cái gì là đúng sai thực sự, chỉ có tiêu chuẩn cá nhân. Nếu như lấy tiêu chuẩn của người khác áp đặt vào chính mình, ắt sẽ có ngày trở thành tứ bất tượng.
Nhưng nếu chúng ta biết rèn giũa khuyết điểm của mình dựa trên ý kiến của người khác, không phủ định ý niệm của mình chỉ vì sự bất giải của mọi người xung quanh, chúng ta chắc chắn sẽ nắm bắt được nhiều cơ hội hơn.
Bởi vậy, khi bạn có thể mặt dày chủ động giành lấy cơ hội cho mình, thành công sẽ ngày càng gần bạn hơn. Nhiều lúc, "mặt dày" còn là thủ đoạn để chúng ta sinh tồn.
Guevara từng nói: "Khi bạn biết thể diện là thứ không quan trọng nhất, tức là lúc bạn đã thực sự trưởng thành".
Đúng vậy, khi bản hiểu rằng, thể diện chẳng qua chỉ là lớp vỏ bọc bên ngoài, khi trái tim của bạn đủ mạnh mẽ để thoát khỏi lớn vỏ bọc ấy cũng chính là lúc bạn nắm giữ được nhiều cơ hội hơn.
Dù gì, những người quá giữ thể diện, chỉ vì sợ hãi mà tụt lại phía sau, chỉ vì tham vọng và hư vinh, mà ngày càng xa cách thành công.
Những người mặt dày, là những người dám vứt bỏ sĩ diện, nâng cao năng lực bản thân, mặc dù nhất thời bị người khác cười chê, nhưng cuối cùng lại trở thành người chiến thắng.
Bởi vậy, hãy vứt bỏ cái gọi là sĩ diện kia đi. Chạy theo cái gọi là sĩ diện ấy chỉ khiến bạn càng thêm mệt mỏi. Vứt bỏ áo giáp, nâng cao năng lực bạn thân mới giúp bạn sống căng, sống tràn và sống vui vẻ hơn.
Người trẻ ơi, xin hãy nhớ rằng chết vì thể diện chứ không chết vì mặt dày. Mặt dày mới là sự tài ba lớn nhất của con người.
ST.


Dứt khoát ép mình một lần, ai cũng có thể trở thành cổ phiếu tiềm năng.

Trước đây, tôi luôn cho rằng, ra ngoài xã hội, thứ dựa vào chính là các mối quan hệ, nếu có họ hàng thân thích hay bạn bè thân thiết làm chức to to một chút thì mình cũng được “ăn ké”, có người giúp rồi, còn sợ gì không thành công.
Hiện tại, tôi càng lúc càng thấu ra được rằng, con người ta sống ở đời, không thể dựa vào ai đó mãi mãi, phụ thuộc vào người khác là một suy nghĩ vô cùng không nên có, dựa vào chính mình, mới là chân lý.
Đặc biệt là trong thời đại mà công nghệ Internet ngày càng phổ biến như hiện nay, phương thức giao lưu của con người với con người cũng ngày một khác biệt.
Rất nhiều người, chẳng qua cũng chỉ là quan hệ “like” trên Facebook, rất nhiều người, vốn dĩ cũng chẳng quen biết, nhưng chẳng hiểu sao lại là “bạn bè” trên mạng xã hội, phần lớn cũng chỉ là những người bạn “chưa bao giờ gặp”, bạn bè hàng nghìn người, nhưng thực sự nhắn tin quan tâm, hỏi han nhau liệu có đếm được trên đầu ngón tay!
Vậy mới nói, đường của mình, phải tự mình bước đi. Một người khi ngày càng trở nên tài giỏi hơn, thực ra là họ đang thuận theo thời đại, cùng tiến bộ với thời đại, họ luôn buộc bản thân phải tiến bộ để thích nghi với sự đổi mới. Họ luôn “ép mình”, nghiêm túc tự giác kỉ luật, trở thành bản thân tốt đẹp nhất.
1. Ép mình đọc sách
Khi bạn không có gì, hãy nỗ lực đọc sách, học hành. Người xung quanh có thể quan tâm bạn, nhưng không thể dẫn dắt bạn đi làm điều gì đó chính xác.
Có thể sẽ có người kéo bạn đi, nhưng sân khấu mà người khác cho bạn, chưa chắc đã là điều bạn muốn, cũng chưa chắc đã thích hợp với bạn. Trong khi đó, bạn hoàn toàn có thể thông qua đọc sách, tìm ra phương hướng cuộc đời cho mình, không để người khác sắp xếp mình nữa.
Đọc sách là phương thức tích lũy tri thức, năng lực vô cùng hiệu quả. Bất kể bạn bao nhiêu tuổi, bằng cấp cao tới đâu, bạn vẫn có thể tiếp tục đọc sách. Đọc sách không có biên giới tuổi tác, cũng không có biên giới quốc gia. Vì vậy, dù ngày hôm nay bạn mới bắt đầu thì cũng không có gì là quá muộn, đừng do dự hay chần chừ nữa.
Bạn sở dĩ không thành công, luôn tức giận, phàn nàn, thực ra đều là bởi trí tuệ không đủ. Bạn không nhìn thấu được chân tướng xã hội, cũng không hiểu người khác, bạn cảm thấy hoang mang, cảm thấy con đường mình đi nó mờ mịt.
Chẳng hạn, bạn làm xong một phương án mà bạn cho là hoàn hảo, nhưng khi cầm lên cho lãnh đạo thì lại bị mắng cho một trận. Đó là bởi bạn hoàn toàn không cho ý đồ của lãnh đạo vào phương án, tự làm theo ý mình.
Đọc sách, học hành, thực ra là phương pháp thay đổi vận mệnh tốt nhất. Người thực sự tài giỏi, cả đời đều không ngừng đọc sách, mặc dù đọc sách rất khô khan, nhưng cứ kiên trì, bạn sẽ đọc được dư vị trong mỗi cuốn sách, tận hưởng thành quả của việc đọc sách, nhưng câu chữ nhàm chán, khô khan rồi sẽ biến thành những cuộc đời thú vị và sống động.
2. Ép mình ra khỏi những mối quan hệ xã giao vô ích, học cách cô đơn
L. một người bạn của tôi đi đến thành phố khác, cô ấy đăng trên trang cá nhân rằng: “Bắt đầu từ một nơi xa lạ, dần dần làm nên”. Bài đăng này được đăng từ tháng 2 năm ngoái, hơn một năm rồi, cô ấy không đăng bài đăng nào khác, cũng chẳng like hay bình luận bài đăng của ai.
Có một vài nhóm, tôi và cô ấy cùng ở trong đó, nhưng không còn thấy cô ấy trả lời. Ngay cả bạn thân, cô ấy cũng rất ít liên lạc.
Hơn 1 năm trời, L. đã làm những gì? Sau khi tôi chủ động nhắn tin nói chuyện thì mới biết, cô ấy ở thành phố mở một nhà máy điện tử, với hơn 100 nhân viên, tất cả đều không phải người quen biết. L. nói: “Làm việc với những nhân viên mình không quen biết, dễ quản lý hơn nhiều”.
Ngày trước, L. cũng từng mở một xưởng nhỏ ở thị trấn, nhưng nhân viên hầu như toàn người thân, không thì là bạn bè của bạn bè, không thể dứt khoát nghiêm khắc với ai được, công việc vì thế mà trở nên rất bị động.
L., cô bạn, “cô lập”, nhưng đồng thời cũng đã trở thành một “thương nhân”. Một người con gái, lựa chọn rời xa quê hương, nhưng cũng chính nhờ vậy mà đạt được thành công lớn hơn. Tất nhiên, cách làm của cô ấy, chưa chắc đã phù hợp với tất cả mọi người, dẫu sao thì, con đường đi của mỗi người là không giống nhau.
Nhưng, làm một người “cô đơn”, lại có thể thích hợp với phần lớn mọi người, đôi khi, lựa chọn rời xa một vài nhóm xã giao “không đâu”, rời xa sự “ràng buộc” về tình cảm, một mình tự lập bước đi trên con đường, tập trung toàn bộ sức lực và thời gian làm tốt việc của mình, cũng là một lựa chọn đáng để cân nhắc.
3. Bắt mình từ bỏ cái gọi là “ổn định”, dám thử thách, làm khó bản thân
Rất nhiều ba mẹ luôn khích lệ con cái học hành, tốt nghiệp xong thì kiếm công việc ổn định nào đó, rồi lập gia đình, sinh con cái, sống một cuộc sống ổn định.
Đối với nhiều người, đó chính là một cuộc sống lý tưởng, nhưng có một điều có thể nói đó là, nếu bạn đã lựa chọn con đường ấy, vậy thì cũng đừng đi ngưỡng mộ những người giàu có hơn mình, thành công hơn mình, tự tại hơn mình, tận hưởng cuộc sống sung túc hơn mình.
Người thực sự tài giỏi, họ không bao giờ lựa chọn “an phận”, lựa chọn “ổn định”. Họ luôn nỗ lực không ngừng làm mới bản thân, nâng cao năng lực của mình. Có câu “bất phá bất lập”, bạn không dám vượt qua giới hạn của bản thân, bạn sẽ vĩnh viễn không bao giờ có thể bay cao bay xa.
Cuộc sống ổn định, quá thảnh thơi, giống như bức tường cao vậy, nó nhốt con người ta vào bên trong, phương pháp để trèo ra khỏi bức tường đó là tự làm khó bản thân, thay đổi tư duy, dám thử thách. Những người ép mình “vượt ra khỏi lối mòn”, mới sống cao hơn người khác một bậc, ngắm được những phong cảnh đẹp và hùng vĩ hơn người khác.
4. Ép mình từ bỏ những chuyện “vặt vãnh”, nhẹ nhàng lâm trận
Đồng nghiệp T. đã ly hôn, trong 2 năm thời gian, cậu ấy sống trong đau buồn, không có một ngày hạnh phúc. Cậu ấy rất ít khi lộ ra khuôn mặt cười, có cười thì cũng là cười khổ. Có một giai đoạn thời gian, vì không tập trung được cho công việc, nên thường xuyên mắc lỗi, cấp trên tìm cậu ấy nói chuyện, suýt nữa thì đuổi việc T.
T. mới 37 tuổi, cuộc đời không phải là đã “kết thúc”, nhưng hôn nhân thất bại, lại ép cậu ấy vào “góc chết”, bản thân không muốn thoát ra, bất kể mọi người xung quanh có khuyên ra sao cũng vô ích.
Thực ra, một người khi gặp phải thất bại, vừa hay đó cũng chính là lúc “phá kén hóa bướm”. Đáy vực cuộc đời, vừa hay là lúc kiểm tra bản thân, chỉ cần bạn kiên cường đứng vững, vượt qua, là bạn thắng rồi.
Đồng nghiệp của tôi, T. không vượt qua được, tâm của cậu ấy vẫn chìm đắm mãi trong thế giới tình cảm thấy bại, thậm chí còn thường xuyên gọi điện cho vợ cũ, rồi phải nghe đối phương mắng.
Người thực sự tài giỏi là người ép mình buông bỏ quá khứ, học cách lên đường với hành trang nhẹ nhàng. Không áp lực, trong lòng không có gánh nặng, mới có thể cưỡi sóng đạp gió, đi được càng nhanh càng xa hơn.
5. Ép mình thay đổi phương thức nói chuyện, nói ít làm nhiều, và đôi khi, im lặng là vàng
Có câu “im lặng là vàng”, nhưng lại có rất nhiều người thích luyên thuyên, đặc biệt là khi đưa ra ý kiến, muốn được người khác tán đồng với ý kiến của mình.
Có những người, nói chuyện “vô duyên” nhưng lại nghĩ là mình đang giúp đỡ người khác; có những người lại thích công kích, khiến người khác xấu hổ, dùng lời nói làm tổn thương người khác, rồi xem đây là chuyện hay ho; có những người thích phàn nàn, lúc nào cũng trưng ra bộ mặt “cả thế giới đang nợ tôi” …
Người thực sự tài giỏi, là người biết lúc nào nên “mở mồm”, lúc nào thì nên “ngậm miệng”. Thay vì nói nhiều, chi bằng hãy làm nhiều. Hành động quan trọng hơn lời nói.
Chẳng hạn, yêu một người, đừng dùng những lời nói mỹ lệ, hãy dùng hành động chứng minh tình yêu cả bạn; khởi nghiệp cũng vậy, đừng chỉ võ mồm, giỏi vẽ ra viễn cảnh, hãy tích cực hành động, hiện thực hóa những điều bạn muốn làm.
Người thực sự tài giỏi, không nhất thiết phải là một người quá nhiều tiền, cũng chẳng cần cao sang, lộng lẫy, mà là một người có một tâm trí chín chắn, tâm thái tuyệt vời, sống có mục tiêu, có suy nghĩ và đích đến của bản thân. Tư tưởng và đời người, đều là tự do.
Học cách “ép” mình, bạn sẽ ngày càng trở nên lợi hại; ở dưới đáy vực, ép mình một phen, bạn sẽ lên được dốc; ở đỉnh cao, ép mình một phen, bạn sẽ bước sang được một đỉnh cao khác.
Khóa chặt một mục tiêu, đặt ra thời gian, ép mình một phen, bạn sẽ phát hiện ra tiềm lực của mình là vô hạn.
ST.



Muốn kiếm nhiều tiền, bạn đã có đủ 3 yếu tố này chưa?

1. Sĩ diện


Muốn kiếm được nhiều tiền, vấn đề đầu tiên cần giải quyết chính là vấn đề sỹ diện. Bạn có thể nào không màng sỹ diện, đi làm những việc mà người khác không xem trọng, thậm chí là có chút coi thường?
Tôi có quen biết một đôi vợ chồng, hai người không được học hành đàng hoàng, từ hai bàn tay trắng giờ đã mua được ba ngôi nhà ở trung tâm thành phố. Thực ra hai người họ chỉ đi buôn bán rau quả thôi.
Có phải bạn cảm thấy rất là ngạc nhiên không? Bán rau quả thôi mà có thể mua được ba ngôi nhà?
Đáp án đương nhiên là có thể. Hai vợ chồng họ ngày nào cũng dậy từ 4 giờ sáng, đi lấy đủ các loại rau củ quả về bán, 6h hơn mang ra chợ bán, buổi chiều lại đẩy xe hàng đi ra khu vực tập trung đông dân ở xung quanh bán bên lề đường.
Ở họ không có những tố chất khiến ta cảm thấy là họ sẽ có thể trở thành những người giàu có, thứ mà những người bên cạnh nhìn thấy chỉ là một đôi vợ chồng thật thà, chăm chỉ, chịu thương chịu khó, không sợ vất vả, ngày ngày vẫn luôn nở nụ cười với mọi người.
Lấy ví dụ đơn giản như vậy là vì muốn nói với các bạn rằng đừng coi thường bất kì ai, có thể xung quanh có rất nhiều người bạn không coi ra gì nhưng lại kiếm được nhiều tiền hơn bạn. Bạn ngồi trong văn phòng, uống trà chiều, nhưng lại cứ phải trông chờ vào đồng lương gửi vào thẻ tín dụng hàng tháng, người ta làm những công việc mà có khi bạn nghĩ rằng mình chẳng bao giờ phải làm những việc đó nhưng lại có thể ngày ngày hái ra tiền, đường đường chính chính trở thành những phú ông, phú bà.

2. Gan dạ


Rất nhiều người muốn kiếm thật nhiều tiền nhưng lại không dám nhận trách nhiệm, không dám liều.
Jack Ma khi lập nghiệp đã từ bỏ chức vị giáo sự ở trường đại học, nhất quyết đâm đầu vào mạng Internet, thậm chí bên cạnh còn không có ai ủng hộ, nếu là bạn, bạn có dám làm như vậy không?
Rất nhiều người ôm mộng lập nghiệp, nhưng cũng không ít người chẳng thể thành công nổi, tại sao? Không phải đều nói do các nhân tố khách quan bên ngoài như năng lực không đủ, vốn không đủ, quan hệ không rộng… hạn chế ư! Thực ra trong số họ có khá nhiều người có điều kiện tốt, nhưng tư tưởng lập nghiệp từ đầu đến cuối vẫn chỉ là sự ảo tưởng chứ không phải giấc mơ thực sự, và rồi cuối cùng để giấc mơ đó biến thành suy nghĩ viển vông.
Thực ra cái họ thiếu sự cái gan.
Tất nhiên ai ai lập nghiệp họ cũng đều có những sự lo lắng nhất định, sợ cái này cái nọ, nhưng chẳng phải là người đến được đích với người mãi ôm mộng lập nghiệp cũng chỉ hơn kém nhau ở cái độ gan dạ thôi hay sao?
Lập nghiệp cần đến cái gan, cần sự mạo hiểm. Tinh thần mạo hiểm là một bộ phận vô cùng quan trọng tạo nên tinh thần của một nhà lập nghiệp.

3. Năng lực


Muốn kiếm được nhiều tiền, phải có bản lĩnh tương xứng với số tiền đó.
Năng lực không phải bẩm sinh, nó có thể thông qua học hỏi, rèn luyện mà có được.
Chỉ có điều rất nhiều người căn bản là không muốn bồi dưỡng năng lực và thực lực của bản thân mà chỉ lúc nào cũng nghĩ đến tiền, ngày ngày tụng đi tụng lại một câu ""mình phải nỗ lực kiếm tiền"", thấy người ta làm việc gì kiếm được tiền là liền lao theo, nhưng không nhận ra được rằng mình không có cái bản lĩnh đó hoặc là lúc nào cũng sống trong mộng tưởng, lúc nào cũng chỉ chăm chăm nghĩ rằng mình làm được nhưng mặt khác lại không muốn đi học hỏi, rèn giũa, để rồi kết quả lúc nào cũng là hai chữ ""thất bại""..
Vì vậy, hãy tự hỏi bản thân mình: tiếp theo bạn nên làm thế nào? Tương lai 5 năm, 10 năm, 30 năm nữa nên có kế hoạch ra sao?
Tôi luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của năng lực. Tôi đoán là bạn sẽ hỏi: tại sao có những người năng lực thì cũng bình thường nhưng lại đạt được thành công rất lớn?
Bởi năng lực không chỉ là kĩ năng chuyên môn mà nó còn bao hàm rất nhiều nhân tố khác ví dụ như tầm ảnh hưởng, khả năng lĩnh hội, khả năng hành động, khả năng suy nghĩ, sự nhẫn nại…
Tất nhiên, quan hệ xã giao tốt cũng là một loại năng lực.
Nên nhớ, ở thời đại này, muốn làm kẻ mạnh, muốn chạy nhanh hơn, chạy xa hơn người khác thì việc bạn cần làm đó là không ngừng nâng cao năng lực và giá trị của bản thân.
ST.

Author Name

y

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Thiên Kim Blog. Được tạo bởi Blogger.