Bề ngoài thì, họ đang tìm kiếm sự đi lên, họ luôn mong muốn thay đổi
bản thân, họ rất cầu tiến, nhưng trên thực tế họ chỉ đang dùng một
phương pháp viển vông để che giấu sự lười biếng của mình.
Việc làm này vô cùng nguy hiểm: họ càng tích cực xây dựng đủ loại chí hướng, họ càng thất bại nhanh hơn. Rất nhiều người, chính là bị hủy hoại bởi sự ra vẻ cầu tiến này.
- Trở nên vô dụng tích cực, đó là bản chất con người
Đầu năm 2017, viện nghiên cứu tại Mỹ đã tiến hành một cuộc khảo sát 1273 người và tổng kết những mục tiêu mà mọi người thích đặt ra nhất:
1. Giảm béo, chế độ ăn uống lành mạnh (21,4%).
2. Nâng cao bản thân và cải thiện điều kiện sống (12,3%).
3. Học cách quản lý tài chính (8.5%).
4. Bỏ thuốc lá (7,1%).
5. Dành nhiều thời gian hơn với gia đình (6,2%).
6. Học một thứ mới (5,3%).
7. Tìm người yêu (4,3%).
8. Thay đổi một công việc khác tốt hơn (4,1%).
Vì sao lại lấy số liệu của Mỹ để nói về việc này? Bởi vì chỉ cần nhìn vào bảng số liệu này, bạn sẽ thấy rằng những người trẻ trên thế giới đều thiết lập những tuyên ngôn tương tự như vậy.
Tuy nhiên, trong những người lập tuyên ngôn này, chỉ có 9,2% cho biết họ đã thành công trong việc thực hiện mong muốn của mình - một con số chưa đầy 10%.
42,4% nói rằng họ chưa bao giờ thực hiện bất kỳ lời hứa nào, và 27,4% nói rằng họ thường từ bỏ mục tiêu sau bảy ngày hứa hẹn.
Người vô dụng tích cực dễ mắc phải hội chứng hy vọng "giả":
"Vừa mới bắt đầu họ đã xem những kỳ vọng thiếu thực tế như một mục tiêu, đặc biệt là khi những mong muốn xa vời này lại mạnh mẽ một cách kì lạ, họ sẽ có nhiều lạc quan hơn thực tế, sẽ tạo ra một số "ảo tưởng" sai sự thật, khiến cho bản thân họ tin rằng những mong muốn này có có thể đạt được."
Nhưng bởi vì những kỳ vòng này đều thiếu thực tế, họ sẽ dễ dàng bị thất bại, từ đó thay đổi mục tiêu. Mục tiêu tiếp theo cũng khó đạt được như vậy, họ thất bại một lần nữa, và lại thay đổi mục tiêu một lần nữa.
Đây là một vòng luẩn quẩn tồi tệ. Mà còn đáng sợ hơn nữa, đây là cội nguồn của sự tuyệt vọng.
"Vô dụng tích cực", chính là một hoàn cảnh sinh tồn của con người. Nếu như bạn không thể thoát khỏi tình huống này, cuộc sống của bạn thật sự sẽ trở thành một mớ hỗn độn.
Lý do tại sao chúng ta dễ dàng quên đi những hành động thực tế?
Là bởi vì chúng ta thiếu một loại năng lực tự làm chủ.
Trong quyển sách bán chạy The willpower instinc (Ồ! Đây chính là thứ tôi cần: Cơ chế của sự tự chủ và phương pháp để tự chủ hơn - theo bản Việt), tác giả đã đề cập đến một thực nghiệm:
Năm 2007, các nhà nghiên cứu thuộc viện nghiên cứu Max Planck đã thiết kế một cuộc thi. Họ đã chọn 19 con tinh tinh và 40 sinh viên đến từ Harvard, để so sánh sức mạnh của ý chí tự chủ.
Cách thức là cả hai bên phải kiềm chế không ăn uống.
Trong vòng đầu tiên, tất cả thí sinh có thể chọn 2 hoặc 6 loại thực phẩm mà bản thân yêu thích làm phần thưởng. Tất nhiên, dù là tinh tinh hay người đều chọn con số tối đa là 6 loại thực phẩm.
Lý do rất hiển nhiên: Cho dù là động vật hay con người, càng nhiều thì luôn là càng tốt.
Ở vòng thứ hai, các nhà nghiên cứu đã biến những lựa chọn trở nên khó khăn hơn một chút, họ đã cho các thí sinh có cơ hội lựa chọn giữa việc được ăn ngay 2 phần thực phẩm, hoặc phải chờ hai phút, sau đó ăn 6 phần.
Ai sẽ kiên nhẫn hơn?
Điều bất ngờ là: 72% con tinh tinh đã chọn chờ đợi để nhận được phần thưởng lớn hơn, trong khi chỉ 19% sinh viên đại học sẵn sàng chờ đợi.
Khả năng tự chủ của con người, thậm chí còn kém hơn khả năng tự chủ của tinh tinh!
Làm thế nào để giải thích hành vi này?
Chúng ta cần mượn khái niệm "chiết khấu trễ" của nhà kinh tế: Thật ra, đối với con người mà nói, khi thời gian bạn chờ đợi một phần thưởng càng dài, thì giá trị của phần thưởng đó đối với bạn càng thấp.
Thời gian chậm lại càng ít, nhận thức về giá trị của bạn càng giảm đi đáng kể.
Ví dụ, chỉ cần chậm 120 giây, thì sự cám dỗ của 6 phần thực phẩm đó sẽ ít hơn nhiều so với sự cám dỗ của 2 phần thực phẩm.
Con người là vậy, họ biết suy nghĩ đến tương lai: "Sau khi ăn xong 2 phần thực phẩm này, có lẽ còn có phần tiếp theo lớn hơn! Không cần phải sợ, thỏa mãn sự hưởng thụ của hiện tại rồi, còn có sự hưởng thụ lớn hơn trong tương lai."
Còn động vật thì không nghĩ như thế. Đối với động vật mà nói, chúng không có khái niệm về "tương lai": 2 phần và 6 phần là lựa chọn ngay hiện tại của chúng, chúng đương nhiên sẽ chọn 6 phần.
Thỏa mãn ngay tức thì là bản chất con người. Lý do những người "vô dụng tích cực" trở nên phổ biến là bởi vì thời hiện đại này thường có nhiều cám dỗ bày ra trước mặt họ:
Muốn đọc sách, học từ vựng? Thôi hay là xem một bộ phim mới trước vậy.
Muốn rèn luyện thể thao? Thôi hay là ăn cái bánh mới mua thơm nức mũi trước vậy.
Muốn viết một bài luận? Thôi hay là ngủ trưa một giấc trước vậy.
Hành động phấn đấu tích cực của bạn đã bị cản trở bởi đủ loại cám dỗ như vậy, ý chí bị bào mòn dần, và sau này bạn chỉ có thể trơ mắt nhìn từng tuyên ngôn mà bản thân đã thiết lập sụp đổ.
Không thể kiểm soát bản thân, còn có một lý do sâu xa hơn.
Vấn đề nằm ở đâu?
Thật ra, thứ có thể ảnh hưởng đến việc bạn đạt được ước muốn của mình, còn cao hơn tự chủ hay ý chí, chính là thói quen của bạn.
Một khi bạn đã hình thành thói quen, thói quen sẽ phát sinh tác dụng: nó giống như việc một người phải ăn ba bữa trong ngày, đánh răng rửa mặt sau khi thức dậy. Bạn có thể hoàn thành những công việc này mà không cần quá nhiều ý chí.
Một người vốn học giỏi, cũng đã trở thành "người vô dụng tích cực".
- Vậy làm thế nào để chúng ta thoát khỏi chứng "vô dụng tích cực"?
Về cơ bản, chúng ta phải nuôi dưỡng những thói quen tốt. Bởi vì thói quen đủ tốt, ý chí sẽ đủ mạnh.
Vậy thì, chúng ta làm thế nào để hình thành một thói quen?
Trước hết chúng ta phải biết rằng, con người có hai loại thói quen.
Một là thói quen hằng ngày. Ví dụ đã được nhắc đến ở phần trên, ăn ba bữa trong ngày và đánh răng rửa mặt, bạn cần nuôi dưỡng những thói quen như vậy.
Nhưng con người còn có một thói quen khác: thói quen mang tính bắt buộc.
Thói quen mang tính bắt buộc là một thói quen được hình thành dựa vào việc bạn tự gò ép chính mình. Nhưng bạn có thể nuôi dưỡng bất kỳ thói quen nào bạn muốn nuôi dưỡng không? Xin lỗi, bạn không thể.
Có một sự thật nghịch lý: một thói quen, chỉ khi bạn thật sự yêu thích nó, bạn mới có thể nuôi dưỡng, cho dù bạn bị ép buộc phải nuôi dưỡng. Vả lại việc bạn hình thành nó, không phải là do bị ép buộc, phần lớn là vì bạn yêu thích nó.
Còn những gì bạn không thích, cho dù bị ép bạn vẫn không thể nuôi dưỡng nên niềm yêu thích đối với nó.
- Do vậy, để tránh trở thành "người vô dụng tích cực", gợi ý đầu tiên chính là: tìm ra một thứ mà bạn thật sự yêu thích.
"Thật sự yêu thích." Đây vốn dĩ là một từ ngữ rất chủ quan.
Bạn sẽ không thích các môn học mà bạn có thể dễ dàng làm kiểm tra được điểm cao chứ?
Chắc là sẽ không đâu.
Ý chí mạnh mẽ, thật ra được bắt nguồn từ việc tìm được sở thích, sở trường của riêng mình.
- Bước thứ hai để tránh trở thành một "người vô dụng tích cực", đương nhiên chính là bắt đầu nuôi dưỡng những thói quen tốt.
Những phương pháp này đều hiệu quả, luôn sẽ có một phương pháp phù hợp với bạn, điều quan trọng nhất là sự kiên trì.
Đương nhiên, nếu như thói quen này được bạn yêu thích mà không phải người khác ép buộc bạn, thì bạn có thể không cần đến bất kỳ phần thưởng vật chất nào, bởi vì niềm vui của mỗi một lần tiến bộ sẽ là phần thưởng lớn nhất đối với bạn.
Đi theo hướng hình thành những thói quen tốt này, bạn sẽ từng bước thoát khỏi cạm bẫy "vô dụng tích cực" và trở thành một "người phi thường tích cực" thật sự.
Nguồn: CafeBiz
Việc làm này vô cùng nguy hiểm: họ càng tích cực xây dựng đủ loại chí hướng, họ càng thất bại nhanh hơn. Rất nhiều người, chính là bị hủy hoại bởi sự ra vẻ cầu tiến này.
- Trở nên vô dụng tích cực, đó là bản chất con người
Đầu năm 2017, viện nghiên cứu tại Mỹ đã tiến hành một cuộc khảo sát 1273 người và tổng kết những mục tiêu mà mọi người thích đặt ra nhất:
1. Giảm béo, chế độ ăn uống lành mạnh (21,4%).
2. Nâng cao bản thân và cải thiện điều kiện sống (12,3%).
3. Học cách quản lý tài chính (8.5%).
4. Bỏ thuốc lá (7,1%).
5. Dành nhiều thời gian hơn với gia đình (6,2%).
6. Học một thứ mới (5,3%).
7. Tìm người yêu (4,3%).
8. Thay đổi một công việc khác tốt hơn (4,1%).
Vì sao lại lấy số liệu của Mỹ để nói về việc này? Bởi vì chỉ cần nhìn vào bảng số liệu này, bạn sẽ thấy rằng những người trẻ trên thế giới đều thiết lập những tuyên ngôn tương tự như vậy.
Tuy nhiên, trong những người lập tuyên ngôn này, chỉ có 9,2% cho biết họ đã thành công trong việc thực hiện mong muốn của mình - một con số chưa đầy 10%.
42,4% nói rằng họ chưa bao giờ thực hiện bất kỳ lời hứa nào, và 27,4% nói rằng họ thường từ bỏ mục tiêu sau bảy ngày hứa hẹn.
Người vô dụng tích cực dễ mắc phải hội chứng hy vọng "giả":
"Vừa mới bắt đầu họ đã xem những kỳ vọng thiếu thực tế như một mục tiêu, đặc biệt là khi những mong muốn xa vời này lại mạnh mẽ một cách kì lạ, họ sẽ có nhiều lạc quan hơn thực tế, sẽ tạo ra một số "ảo tưởng" sai sự thật, khiến cho bản thân họ tin rằng những mong muốn này có có thể đạt được."
Nhưng bởi vì những kỳ vòng này đều thiếu thực tế, họ sẽ dễ dàng bị thất bại, từ đó thay đổi mục tiêu. Mục tiêu tiếp theo cũng khó đạt được như vậy, họ thất bại một lần nữa, và lại thay đổi mục tiêu một lần nữa.
Đây là một vòng luẩn quẩn tồi tệ. Mà còn đáng sợ hơn nữa, đây là cội nguồn của sự tuyệt vọng.
"Vô dụng tích cực", chính là một hoàn cảnh sinh tồn của con người. Nếu như bạn không thể thoát khỏi tình huống này, cuộc sống của bạn thật sự sẽ trở thành một mớ hỗn độn.
Lý do tại sao chúng ta dễ dàng quên đi những hành động thực tế?
Là bởi vì chúng ta thiếu một loại năng lực tự làm chủ.
Trong quyển sách bán chạy The willpower instinc (Ồ! Đây chính là thứ tôi cần: Cơ chế của sự tự chủ và phương pháp để tự chủ hơn - theo bản Việt), tác giả đã đề cập đến một thực nghiệm:
Năm 2007, các nhà nghiên cứu thuộc viện nghiên cứu Max Planck đã thiết kế một cuộc thi. Họ đã chọn 19 con tinh tinh và 40 sinh viên đến từ Harvard, để so sánh sức mạnh của ý chí tự chủ.
Cách thức là cả hai bên phải kiềm chế không ăn uống.
Trong vòng đầu tiên, tất cả thí sinh có thể chọn 2 hoặc 6 loại thực phẩm mà bản thân yêu thích làm phần thưởng. Tất nhiên, dù là tinh tinh hay người đều chọn con số tối đa là 6 loại thực phẩm.
Lý do rất hiển nhiên: Cho dù là động vật hay con người, càng nhiều thì luôn là càng tốt.
Ở vòng thứ hai, các nhà nghiên cứu đã biến những lựa chọn trở nên khó khăn hơn một chút, họ đã cho các thí sinh có cơ hội lựa chọn giữa việc được ăn ngay 2 phần thực phẩm, hoặc phải chờ hai phút, sau đó ăn 6 phần.
Ai sẽ kiên nhẫn hơn?
Điều bất ngờ là: 72% con tinh tinh đã chọn chờ đợi để nhận được phần thưởng lớn hơn, trong khi chỉ 19% sinh viên đại học sẵn sàng chờ đợi.
Khả năng tự chủ của con người, thậm chí còn kém hơn khả năng tự chủ của tinh tinh!
Làm thế nào để giải thích hành vi này?
Chúng ta cần mượn khái niệm "chiết khấu trễ" của nhà kinh tế: Thật ra, đối với con người mà nói, khi thời gian bạn chờ đợi một phần thưởng càng dài, thì giá trị của phần thưởng đó đối với bạn càng thấp.
Thời gian chậm lại càng ít, nhận thức về giá trị của bạn càng giảm đi đáng kể.
Ví dụ, chỉ cần chậm 120 giây, thì sự cám dỗ của 6 phần thực phẩm đó sẽ ít hơn nhiều so với sự cám dỗ của 2 phần thực phẩm.
Con người là vậy, họ biết suy nghĩ đến tương lai: "Sau khi ăn xong 2 phần thực phẩm này, có lẽ còn có phần tiếp theo lớn hơn! Không cần phải sợ, thỏa mãn sự hưởng thụ của hiện tại rồi, còn có sự hưởng thụ lớn hơn trong tương lai."
Còn động vật thì không nghĩ như thế. Đối với động vật mà nói, chúng không có khái niệm về "tương lai": 2 phần và 6 phần là lựa chọn ngay hiện tại của chúng, chúng đương nhiên sẽ chọn 6 phần.
Thỏa mãn ngay tức thì là bản chất con người. Lý do những người "vô dụng tích cực" trở nên phổ biến là bởi vì thời hiện đại này thường có nhiều cám dỗ bày ra trước mặt họ:
Muốn đọc sách, học từ vựng? Thôi hay là xem một bộ phim mới trước vậy.
Muốn rèn luyện thể thao? Thôi hay là ăn cái bánh mới mua thơm nức mũi trước vậy.
Muốn viết một bài luận? Thôi hay là ngủ trưa một giấc trước vậy.
Hành động phấn đấu tích cực của bạn đã bị cản trở bởi đủ loại cám dỗ như vậy, ý chí bị bào mòn dần, và sau này bạn chỉ có thể trơ mắt nhìn từng tuyên ngôn mà bản thân đã thiết lập sụp đổ.
Không thể kiểm soát bản thân, còn có một lý do sâu xa hơn.
Vấn đề nằm ở đâu?
Thật ra, thứ có thể ảnh hưởng đến việc bạn đạt được ước muốn của mình, còn cao hơn tự chủ hay ý chí, chính là thói quen của bạn.
Một khi bạn đã hình thành thói quen, thói quen sẽ phát sinh tác dụng: nó giống như việc một người phải ăn ba bữa trong ngày, đánh răng rửa mặt sau khi thức dậy. Bạn có thể hoàn thành những công việc này mà không cần quá nhiều ý chí.
Một người vốn học giỏi, cũng đã trở thành "người vô dụng tích cực".
- Vậy làm thế nào để chúng ta thoát khỏi chứng "vô dụng tích cực"?
Về cơ bản, chúng ta phải nuôi dưỡng những thói quen tốt. Bởi vì thói quen đủ tốt, ý chí sẽ đủ mạnh.
Vậy thì, chúng ta làm thế nào để hình thành một thói quen?
Trước hết chúng ta phải biết rằng, con người có hai loại thói quen.
Một là thói quen hằng ngày. Ví dụ đã được nhắc đến ở phần trên, ăn ba bữa trong ngày và đánh răng rửa mặt, bạn cần nuôi dưỡng những thói quen như vậy.
Nhưng con người còn có một thói quen khác: thói quen mang tính bắt buộc.
Thói quen mang tính bắt buộc là một thói quen được hình thành dựa vào việc bạn tự gò ép chính mình. Nhưng bạn có thể nuôi dưỡng bất kỳ thói quen nào bạn muốn nuôi dưỡng không? Xin lỗi, bạn không thể.
Có một sự thật nghịch lý: một thói quen, chỉ khi bạn thật sự yêu thích nó, bạn mới có thể nuôi dưỡng, cho dù bạn bị ép buộc phải nuôi dưỡng. Vả lại việc bạn hình thành nó, không phải là do bị ép buộc, phần lớn là vì bạn yêu thích nó.
Còn những gì bạn không thích, cho dù bị ép bạn vẫn không thể nuôi dưỡng nên niềm yêu thích đối với nó.
- Do vậy, để tránh trở thành "người vô dụng tích cực", gợi ý đầu tiên chính là: tìm ra một thứ mà bạn thật sự yêu thích.
"Thật sự yêu thích." Đây vốn dĩ là một từ ngữ rất chủ quan.
Bạn sẽ không thích các môn học mà bạn có thể dễ dàng làm kiểm tra được điểm cao chứ?
Chắc là sẽ không đâu.
Ý chí mạnh mẽ, thật ra được bắt nguồn từ việc tìm được sở thích, sở trường của riêng mình.
- Bước thứ hai để tránh trở thành một "người vô dụng tích cực", đương nhiên chính là bắt đầu nuôi dưỡng những thói quen tốt.
Những phương pháp này đều hiệu quả, luôn sẽ có một phương pháp phù hợp với bạn, điều quan trọng nhất là sự kiên trì.
Đương nhiên, nếu như thói quen này được bạn yêu thích mà không phải người khác ép buộc bạn, thì bạn có thể không cần đến bất kỳ phần thưởng vật chất nào, bởi vì niềm vui của mỗi một lần tiến bộ sẽ là phần thưởng lớn nhất đối với bạn.
Đi theo hướng hình thành những thói quen tốt này, bạn sẽ từng bước thoát khỏi cạm bẫy "vô dụng tích cực" và trở thành một "người phi thường tích cực" thật sự.
Nguồn: CafeBiz
Đăng nhận xét