Tuyệt chiêu giúp cải thiện trí nhớ mỗi ngày


Khả năng ghi nhớ là một trong những chức năng quý báu của não bộ. Vì lẽ đó, chúng ta vẫn luôn tìm kiếm những phương pháp giúp cải thiện trí nhớ. Nhiều nghiên cứu cũng đã khuyến khích chúng ta hãy ăn socola hay tự đọc to thông tin. Vậy còn cách nào để cải thiện trí nhớ mỗi ngày hay không? Cùng đọc thêm bài viết dưới đây để tìm hiểu những bí quyết này nhé.

Đọc to thông tin cần ghi nhớ
Quá trình ghi nhớ trải qua ba bước chính: mã hoá, ghi nhận và nhớ lại dữ liệu. Lặp lại thông tin giúp não bộ tái mã hoá những gì chúng ta nghe được. Những thông tin này sẽ được cô đọng, lưu trữ và dễ dàng khơi gợi về sau.
So sánh phương pháp này với quá trình khai phá những vùng đất mới. Càng đi con đường mòn ấy nhiều lần thì đường đi lại càng rõ ràng và dễ tìm hơn. Tương tự như khi bạn lặp lại thông tin, vô hình trung bạn đã tìm được con đường giúp bạn có được thông tin ấy trong tương lai.

Tương tác với người xung quanh
Tương tác với người khác là một hình thức kích thích tâm lý, và quan trọng hơn là dạng tương tác này có thể liên tục kích thích lên não bộ. Những người thường xuyên và chủ động giao tiếp thường có bộ não khoẻ mạnh hơn về mặt sinh học, không phân biệt tuổi tác, đồng thời khả năng ghi nhớ của họ cũng tốt hơn.

Tư duy qua hình ảnh
Việc sử dụng liên tưởng khi ghi nhớ thông tin rất quan trọng. Gán một hình ảnh hoặc một ý nghĩa liên quan cho mẩu thông tin cần ghi nhớ có tác dụng tương tự như “lưỡi câu”, giúp chúng ta dễ dàng “câu” được phần thông tin ấy về sau.
Nếu đang cố gắng ghi nhớ tên người, hãy suy nghĩ đến các hình ảnh đại diện cho tên riêng ấy. Nếu người ấy tên là Lisa thì hãy nghĩ về nàng Mona Lisa. Say này nếu gặp lại nhau, bạn sẽ nhớ về hình ảnh bạn tưởng tượng, những hình ảnh này sẽ giúp bạn nhớ ra tên tuổi những người này.

Xây dựng “cung điện” để lưu trữ ký ức
Đầu tiên, hãy tưởng tượng đến từng vật dụng trong căn hộ hoặc căn nhà của bạn. Sau đó gán cho mỗi món nội thất bằng một đoạn thông tin bạn cần ghi nhớ. Bây giờ những món đồ nội thất này đã trở thành kho chứa dữ liệu thông tin của riêng bạn.
Ví dụ, bạn cần nhớ những việc cần làm ngày hôm nay, và một trong số chúng là mua quà cho tiệc mừng con một người bạn vừa chào đời. Hãy tưởng tượng về chiếc ghế sofa, trên chiếc ghế là bình sữa dành cho trẻ. Khi hình dung bình sữa đặt trên ghế, bạn sẽ ghi nhớ được từ bình sữa, từ đó bạn sẽ nhớ bạn cần phải mua quà mừng trẻ sơ sinh.

Tránh xử lý nhiều việc cùng lúc
Khả năng ghi nhớ sẽ hoạt động tốt nhất khi bạn hoàn toàn chú ý vào đoạn thông tin cần ghi nhớ.
Chúng ta sẽ dễ dàng nhớ hết danh sách đồ dùng cần mua trong tiệm tạp hoá nếu chúng ta chỉ tập trung vào danh sách này. Tuy nhiên, nếu vừa tìm chìa khoá vừa nhắn tin thì sẽ rất khó để nhớ hết.

Dành thời gian để nghỉ ngơi và xả stress
Nếu tinh thần được thư giãn thì chúng ta sẽ dễ tập trung hơn, từ đó trí nhớ được cải thiện. Khi thư giãn, đầu óc sẽ ít xao nhãng hơn, chúng ta sẽ có thời gian để thả lỏng tinh thần và tập trung vào thông tin đang được xử lý, giúp não mã hoá, ghi nhận và nhớ lại dữ liệu hiệu quả hơn.
Những bài tập như hít thở sâu, thiền hay đi dạo cũng là phương pháp hữu hiệu để thư giãn.

Tập thể dục
Không chỉ hữu ích cho cơ thể, các hoạt động thể chất cũng có nhiều tác động tốt lên não người. Khi chúng ta tập thể dục, não bộ sẽ sản sinh ra những tế bào giúp hình thành khớp nối thần kinh, khôi phục tế bào não bị hư tổn, giúp ích cho chức năng ghi nhớ.
Tập thể dục còn giúp ngăn ngừa hội chứng tụ máu não dẫn đến chết của tế bào não.

Chia nhỏ thông tin
Giả dụ rằng bạn cần phải ghi nhớ một bài thuyết trình dài. Hãy thử chia nhỏ bài thuyết trình thành những câu đơn hay những ý nhỏ, từ đó ghi nhớ từng phần thông tin này thay vì cố gắng thuộc một đoạn dài trong một lần. Hoặc nếu như cần ghi nhớ số thẻ tín dụng, hãy nhóm những con số lại thành nhóm ba sau đó ghi nhớ từng nhóm một. Thông tin sẽ được xử lý dễ dàng hơn khi được chia nhỏ ra.

Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng với trí nhớ của chúng ta. Trong khi ngủ, não bộ sẽ tái hiện lại những sự kiện diễn ra trong ngày hôm ấy, giúp những khoảnh khắc và thông tin ghi nhận được lưu giữ lâu hơn. Những ký ức không kịp tái tạo sẽ rơi vào quên lãng.
Những nghiên cứu gần đây còn chỉ ra rằng theo thời gian, bộ não sẽ sản sinh ra một loại protein tên là amyloid, chất amyloid này lại liên quan đến hội chứng Alzheimer (suy giảm trí nhớ). Tuy nhiên, khi được ngủ đủ giấc, não có thể lọc sạch những loại protein độc hại này, không những giảm tỉ lệ mắc chứng suy giảm trí nhớ, đồng thời còn tăng cường khả năng ghi nhớ.


Viết ra những điều cần nhớ
Não chúng ta sẽ dễ nhận biết thông tin hơn là khơi gợi chúng. Nếu như khơi gợi ký ức chỉ đơn giản là lấy lại những phần thông tin đã được lưu trữ từ trước mà không hề có gợi ý nào, thì nhận biết thông tin sẽ đưa ra những dấu hiệu giúp gợi lại phần thông tin ấy.
Ví dụ như khi chúng ta cố gắng nhớ tên một ai đó, thì chúng ta sẽ dễ nhớ ra hơn nếu được nhắc về chữ cái đầu tiên trong tên của người ấy, thay vì chỉ suy nghĩ đến một cái tên bất kỳ.

St.

Đăng nhận xét

[blogger][facebook]

Author Name

y

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Thiên Kim Blog. Được tạo bởi Blogger.