Latest Post


Rẽ trái hay rẽ phải? gặp ngã tư lại đi quẩn quanh. Có một chú lừa ngu ngốc, lưỡng lự giữa hai bãi cỏ xanh, cỏ phía bên phải thì xanh non, bên trái thì nhiều cỏ hơn một chút, nó không đưa ra quyết định cho mình, cuối cùng do dự đến chết vì đói.
Câu chuyện ngụ ngôn trên có phần hơi phóng đại. Trong cuộc sống thực hiện nay, sự chọn lựa cho chúng ta thường chìm trong những đám mây mù, nếu rẽ trái có thể sẽ gặp một chiếc cầu gỗ, và đến cái đích của chiếc cầu gỗ kia chúng ta có thể bắt gặp những đóa hoa tươi và những tiếng vỗ tay nhiệt liệt, nếu rẽ phải chúng ta có thể bắt gặp những con đường bình thường, và cái đích đến có thể là một bãi sa mạc hoang sơ. Tất cả các yếu tố mang tính giả định kia khiến rất nhiều người không dám đưa ra chọn lựa, để mặc cho thời gian trôi đi, cuối cùng lãng phí thời gian, không việc nào thành công cả.
Dưới đây là 10 lời khuyên giúp bạn trở nên quyết đoán khi đưa ra quyết định.

1. Đôi khi đủ tốt là hoàn hảo

Khi bạn cố gắng tìm kiếm sự hoàn hảo, bạn đã bỏ lỡ mất yếu tố thời gian. Vì vậy, đôi khi đủ tốt cũng đồng nghĩa với hoàn hảo rồi.
Bạn sắp sửa tung ra một sản phẩm mới hay đang nghĩ đến nghĩ đến việc viết một cuốn sách hay một bài báo hoặc chuẩn bị cho một cuộc diễn thuyết…Khi đã đạt được 6, 7 hay 8 phần của việc đó, hãy đừng ngần ngại đưa ra sản phẩm hay bài viết đó. Mark Zuckerberg từng nói: "Nếu vẫn chưa phá vỡ cái gì, chứng tỏ bạn di chuyển chưa đủ nhanh". Nếu điều đó làm bạn lo sợ thì hãy nhớ rằng đối thủ của bạn cũng đang đối mặt với thời gian hạn chế tương tự. Nếu họ đi quá chậm và bạn hành động một cách quyết đoán, bạn sẽ giành chiến thắng.

2. Quyết định thoát khỏi tình trạng hiện tại
Khi chúng ta từ chối đưa ra quyết định thì đó cũng là một quyết định của chúng ta. Mọi quyết định đều phải trả giá bằng một thứ khác. Thường những thứ khiến chúng ta ngần ngại đưa ra quyết định hoặc là nỗi lo sợ hoặc là sự thiếu thông tin. Hãy tìm hiểu những thông tin bạn cần và đừng bao giờ sợ đánh cược vào chính bản thân.
3. Thiết lập tầm nhìn dài hạn của bạn
Hãy dành đủ thời gian để tìm ra tầm nhìn dài hạn cho bản thân. Bởi vì sau khi có một tầm nhìn rõ ràng thì việc đưa ra quyết định hằng ngày sẽ chẳng là vấn đề gì to tát nữa. Bạn sẽ nhận ra rằng mỗi quyết định nhỏ bạn đưa ra sẽ hoặc là đưa bạn đi đúng hướng hoặc sẽ là bài học sâu sắc mà bạn cần để đạt được tầm nhìn của bản thân.

4. Sử dụng thời gian một cách hiệu quả
Hãy học cách không để ai hối thúc bạn đưa ra quyết định lớn một cách vội vã. Điều này không có nghĩa là bạn nên trì hoãn vô thời hạn mà điều đáng nói ở đây là áp lực làm việc thường khiến chúng ta đưa ra quyết định nhanh hơn thời gian chúng ta thực sự cần.

5. Ghi lại câu trả lời cho câu hỏi Tại sao? Làm cách nào? Và Điều gì?
Sẽ dễ dàng đưa ra quyết định hơn nếu bạn hiểu rõ điều bạn đang muốn đạt được, tại sao phải đạt được nó và kế hoạch thực hiện. Hãy ghi lại nhiệm vụ (tại sao), các giá trị và chiến lược thực hiện (làm cách nào) và các yếu tố như chỉ dẫn, giới hạn và bộ lọc ảnh hưởng đến việc ra quyết định của bạn. Với nền tảng này, nhiều câu hỏi sẽ tự có câu trả lời của chúng, còn nhanh hơn thời gian tranh luận. Vì vậy, việc ra quyết định sẽ nhanh hơn nhiều lần.
6. Hiểu được nguyên nhân gốc rễ khiến bạn do dự

Hãy xem bạn do dự là do sợ hãi (không được chuẩn bị hay không có khả năng) hay sự lo âu (cảm thấy không sẵn sàng hoặc không có khả năng). Nếu đó là sự sợ hãi, giải quyết từng vấn đề một. Học hỏi từ mỗi vấn đề và lặp lại một cách nhanh chóng. Điều này cho bạn quá trình học hỏi và thời gian để thích nghi, cho phép bạn xây dựng sự tự tin thực sự.
Nếu đó là sự lo lắng, hãy đặt mình vào vị trí mà ở đó không có nhiều thời gian để nghĩ quá nhiều về một vấn đề. Hãy cho mọi người biết thời gian sẽ hoàn thành. Chấp nhận thử thách mà bạn đang lo lắng sau đó nhảy vào một vị trí mà bạn phải thực hiện mà không có sự sang trọng của thời gian để overthink. Thực hiện một cam kết công khai. Chấp nhận các dự án bạn đang lo lắng về.

7. Từ bỏ việc theo đuổi sự hoàn hảo
Quyết đoán là việc đưa ra sự lựa chọn, đo lường sự phản hồi và học hỏi nhanh từ đó. Trong cuộc sống không tồn tại khái niệm kế hoạch hoàn hảo cũng như quyết định hoàn hảo. Hãy đưa ra những sự lựa chọn dựa trên kinh nghiệm của mình, điều chỉnh, sửa đổi và vượt qua chúng.
8. Đưa ra quyết định lớn trong 5-10 phút
Hãy thử giới hạn đưa ra quyết định chỉ trong thời gian ngắn 5-10 phút. Sau đó đánh giá những kết quả tốt nhất có thể và những kết cục tồi tệ có thể xảy ra. Tự hỏi bản thân xem liệu mình có thể sống với một trong hai kết quả đó không? Nếu có hãy đưa ra quyết định nhanh, nếu không hãy bỏ qua nó.

9. Chia nhỏ những quyết định lớn thành những quyết định nhỏ hơn.
Khi phải đưa ra một quyết định, hãy chia nhỏ thành nhiều quyết định nhỏ hơn để có thể kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh nếu cần thiết. Với việc chia nhỏ những quyết định thành nhiều quyết định bé hơn, nó sẽ giảm bớt những nguy cơ không đáng có và cho phép chúng ta điều chỉnh nhanh hơn.

10. Loại bỏ những quyết định nhỏ trong cuộc sống của bạn
Loại bỏ bớt những quyết định nhỏ nhặt để bạn có thể tập trung vào những quyết định lớn hơn. Đừng lãng phí năng lượng tinh thần quý giá vào những thứ nhỏ bé. Steve Jobs và Mark Zuckerberg mặc những trang phục giống nhau hằng ngày để tối ưu năng lượng tinh thần cho những vấn đề lớn hơn và không làm loãng nó với những suy nghĩ như Mình sẽ mặc gì hôm nay?



1. Nhiều thứ chúng ta mong mỏi có được lại có giá đắt. Nhưng sự thật là, những gì thực sự khiến chúng ta hài lòng lại hoàn toàn miễn phí – đó là tình yêu, là tiếng cười và là những giây phút miệt mài theo đuổi đam mê của mình.
2. Đừng hạ thấp giá trị bản thân bằng cách so sánh mình với những người khác. Đó là vì mỗi chúng ta là những con người hoàn toàn khác nhau, chúng ta là những cá nhân độc lập với những tài năng riêng biệt.
3. Mơ ước là một thứ gì đó rất tuyệt vời. Nhưng nó cũng đầy mộng ảo. Ước mơ 10 nhưng thực hiện được 1 đó là thành công. Nói chính xác, ước mơ mãi mãi là giấc mơ nếu bạn không thức dậy. Cách duy nhất khiến ước mơ thành hiện thực là hãy tỉnh dậy và bắt đầu nó ngay.
4. Nếu bạn đã tốn công tốn sức để làm một vấn đề gì đó. Trước sau gì, bạn cũng sẽ nhận được “trái ngọt”. Tất nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc. Nếu bạn làm cái gì đó một cách hời hợt và không chuyên tâm. Kết quả sẽ không được như ý. Do đó, đừng trách rằng bản thân mình thất bại. Nếu có trách, hãy trách mình chưa đủ trình độ, chưa đủ tâm huyết để thành công.
5. Nếu người khác tôn trọng bạn, hãy tôn trọng họ. Nếu họ không tôn trọng bạn, vẫn cứ tôn trọng họ. Đừng để hành động của người khác ảnh hưởng đến nhân cách tốt đẹp của bạn. Bởi lẽ, bạn chính là bạn chứ không phải một ai khác.
6. Cuộc sống này vốn là của bạn, thái độ và tính cách cũng là của bạn. Nguyên tắc sống cũng là của bạn. Hà có gì phải vì kẻ khác mà thay đổi. Dù ai có đối xử với bạn thế nào, hãy nhớ bạn sống vì bạn, không phải vì kẻ khác. Đừng hành động dựa trên cách đối xử của người khác.
7. Khi chúng ta mong ước cuộc đời không nghịch cảnh, hãy nhớ rằng cây sồi trở nên mạnh mẽ trong gió ngược và kim cương hình thành dưới áp lực.
8. Nghịch cảnh càng lớn, con người ta sẽ càng trưởng thành hơn. Khó khăn càng nhiều, thành công sẽ càng cao. Do đó, đừng oán trách số phận này khắc nghiệt. Nếu có, hãy tự hỏi tại sao cuộc sống mình quá yên bình. Muốn đá thành ngọc, không thể không mãi. Muốn thực hiện mơ ước, đừng ngại gian khổ khó khăn.
9. Bạn bè bạn sẽ không cần bạn phải giải thích gì cả, còn với kẻ thù thì dù bạn có giải thích bao nhiêu họ cũng chẳng tin đâu. Hãy cứ làm những gì mà thâm tâm bạn biết là đúng.
10. Đời này, chỉ có chính bạn mới hiểu bạn nhất. Không phải mẹ bạn, không phải người yêu bạn, không phải bạn thân bạn, không phải thầy bói… mà là bạn. Vậy nên hãy tỉnh táo trước khổ đau và nhẹ nhàng trước sung sướng. Sướng khổ là do tâm mình thôi.
11. Luôn đặt mình vào vị trí của người khác. Nếu trong vị trí đó, bạn thấy đau, có lẽ người kia cũng sẽ cảm thấy như vậy. Đời sẽ dịu dàng hơn biết mấy, khi con người biết đặt mình vào vị trí của nhau.
12. Đừng chỉ vì ai đó trông mạnh mẽ, không có nghĩa là tất cả mọi thứ đều ổn. Ngay cả những người mạnh mẽ nhất cũng cần một người bạn để dựa vào vai mà khóc. Hãy kết hôn với người mà bạn thích chuyện trò với người đó, vì khi bạn già đi, bạn sẽ phát hiện ra rằng thích chuyện trò là một ưu điểm lớn.
13. Chớ để cuộc sống trôi tuột qua kẽ tay vì mãi đắm mình trong quá khứ hoặc mơ mộng ảo tưởng về tương lai. Hãy tận hưởng cuộc sống trong từng khoảnh khắc, bạn sẽ cảm thấy từng ngày trôi qua thật trọn vẹn.
14. Khi tất cả những cái khác đã mất đi thì tương lai vẫn còn.
15. Vui vẻ là phương thuốc kỳ diệu giúp con người trường thọ, nỗ lực chăm chỉ là linh đan giúp sức khỏe bền bỉ dẻo dai. Vận động là sự đầu tư cho sức khỏe, trường thọ là sự báo đáp sau những ngày tháng chúng ta bỏ ra để rèn luyện thân thể.
16. Niềm vui luôn đi cùng những người khoan dung, của cải luôn sánh vai cùng những người biết giữ chữ tín, trí tuệ luôn song hành cùng những người cao thượng, sức hấp dẫn luôn xuất hiện bên người hài hước và sức khỏe luôn đến với những người vui vẻ, mở rộng trái tim.
17. Chẳng có một người bạn nào có thể quan trọng hơn sức khỏe, cũng chẳng có một kẻ địch nào đáng sợ hơn bệnh tật. Thay vì đau khổ gặm nhấm nỗi đau do bệnh tật gây ra, hãy đứng dậy vận động để cuộc đời thêm nhiều màu sắc.
18. Có một ngày bạn sẽ hiểu, lương thiện khó hơn thông minh nhiều. Thông minh là một loại tài năng thiên phú, còn lương thiện lại là một sự lựa chọn.
19. Sao lại phải trông chờ sự hy sinh của một người trong khi mình chỉ biết ích kỷ thôi.
20. Cuộc sống không tặng cho ta thứ gì cả. Những gì cuộc sống đem lại cho ta đều được ghi giá một cách kín đáo.
21. Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại ko phải là ở sức mạnh, kiến thức hay sự hiểu biết – mà chính là ở ý chí.
22. Bạn có thể nhớ, chẳng có niềm vui nào kéo dài được mãi. Vậy thì chớ quên nỗi đau và thử thách cũng đều tuân theo quy luật này.
23. Trong cuộc sống, nơi nào có một người chiến thắng, nơi đó có một người thua cuộc. Nhưng người biết hi sinh vì người khác luôn luôn là người chiến thắng.
24. Cuộc sống như một trang sách, kẻ điên sẽ giở qua nhanh chóng. Người khôn ngoan thì vừa đọc, vừa suy nghĩ vì biết rằng mình chỉ được đọc một lần.
25. Tất cả mọi thứ chỉ quý giá tại 2 thời điểm: Trước khi có được và sau khi mất đi.
26. Hai điều mang lại hạnh phúc và thành công trong cuộc sống: Cách bạn xoay xở khi không có gì và thái độ của bạn khi bạn có mọi thứ.
27. Đừng che dấu tình yêu và sự dịu dàng của mình cho đến khi bạn lìa đời. Hãy làm cuộc đời bạn tràn đầy sự ngọt ngào. Hãy nói những lời thân thương khi bạn còn nghe được và tim bạn còn rung động.
28. Sự chân thành là điều tốt đẹp nhất bạn có thể đem trao tặng một người. Sự thật, lòng tin cậy, tình bạn và tình yêu đều tùy thuộc vào điều đó cả.
29. Dù ngôi nhà của bạn có to bao nhiêu đi nữa, dù bạn mới vừa tậu một chiếc xe hơi mới tinh, hay kể cả tiền của bạn trong tài khoản ngân hàng có nhiều cỡ nào, thì phần mộ của bạn cũng chỉ nhiêu đó kích thước. Hãy khiêm tốn.
30. Thời gian là miễn phí nhưng nó vô giá. Bạn không thể sở hữu nó, nhưng bạn có thể sử dụng nó. Bạn có thể dùng nó, nhưng bạn không thể giữ nó. Một khi bạn làm mất nó, bạn sẽ không thể nào có lại được nó.
31. Im lặng và mỉm cười là 2 vũ khí lợi hại. Mỉm cười là cách để giải quyết nhiều vấn đề , im lặng là cách để tránh những vấn đề rắc rối xảy ra.
32. “Hãy sống là chính mình, bình thường nhưng không tầm thường.”
33. “Không phải ai cũng là tương lai của bạn. Một vài người chỉ lướt qua cuộc đời bạn để mang lại cho bạn một số bài học của cuộc sống.”
34. “Nếu cơ hội không gõ cửa, hãy tạo ra một cánh cửa”
35. “Trong trò chơi của cuộc sống, trước khi bạn nhận được bất cứ cái gì, bạn phải cho đi một thứ gì đó!”
36. “Cuộc sống không cho bạn tất cả những gì bạn mơ ước, nhưng cuộc sống cho bạn quyền được lựa chọn ước mơ và quyền được thực hiện nó.”
37. “Sự vượt trội không bao giờ chỉ là vô tình; đó là kết quả của sự chú tâm cao độ, nỗ lực tận tâm, định hướng thông minh, thực hành khéo léo, và tầm nhìn để thấy được cơ hội trong trở ngại.”
38. “Cuộc sống rất đơn giản, nhưng chúng ta cứ bắt nó phải phức tạp”.
39. “Người khôn ngoan chỉ với một ánh nhìn đã hiểu được chuyện, kẻ ngu ngốc sẽ mãi không chịu lắng nghe người khác”
40. “Nếu bạn tìm kiếm một người hoàn hảo, thì bạn sẽ không có nổi một người bạn trong đời.”
41. “Cách duy nhất để tạo nên sự nghiệp vĩ đại là yêu những gì bạn làm. Nếu bạn chưa tìm ra nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng dừng lại.”
42. “Chúng ta đến với tình yêu không phải bằng cách tìm một người hoàn hảo mà học nhìn sự hoàn hảo bên trong một người không hoàn hảo".
43. Sai lầm lớn nhất đời người là dùng sức khỏe để đánh đổi lấy những vật ngoài thân. Bi ai lớn nhất đời người là dùng sinh mệnh để đổi lấy phiền não và lãng phí lớn nhất đời người là dùng tính mạng để giải quyết rắc rối do bản thân mình tạo ra!
44. Cuộc sống này cũng không phải toàn niềm vui, niềm hạnh phúc mà xen lẫn vào đó là những nỗi buồn, nỗi đau thương. Nhưng dù cho cuộc sống có thế nào đi nữa, hãy sống vì bản thân mình các bạn nhé, hãy theo đuổi ước mơ của mình, hãy làm công việc mà thích… Cuộc sống là không từ bỏ!
45. Cảm ơn bạn đã kiên trì đọc kiên trì từ đầu đến cuối.
Điều đó cho thấy suy nghĩ của bạn đang hướng tới chính bản thân mình.
Chúc bạn thành công trong hiện tại và tương lai!

ST.


1. Cái gì giải quyết bằng tiền được thì cứ dùng tiền, đừng bao giờ tùy tiện lấy tấm lòng ra dùng.
2. Đừng bao giờ tỏ ra thông minh trước mặt người lớn.
3. Trong mắt những người bình thường tiền vô cùng quan trọng, 20 tuổi là tuổi làm giàu thoát kiếp nghèo chứ không phải thoát kiếp FA.
4. Từ chối người khác cũng là một bài học, phải học cách nói "không", không cần quan tâm người khác nghĩ gì về mình, không cần làm những việc mà mình không muốn làm.
5. Nhất định phải bầu bạn được một người sống chết vì nhau, thật sự sẽ cứu rỗi được mình đấy.
6. Đừng bao giờ làm người thành thật quá, nếu không bản thân sẽ dần bị đẩy lùi xuống đáy xã hội, cả thế giới đều bắt nạt mình.
7. Nếu cứ để ý người khác ăn ở ra sao nhiều quá bản thân sẽ dần biến thành một cái quần, người khác thả cái gì cũng đều nhận hết...
8. Đừng có hở tí là tỏ thái độ này nọ, bộ tưởng cả thế giới này đều là mẹ mình à?
9. Đổ thừa hoàn cảnh chẳng có tác dụng gì cả, nếu không chịu được thì hãy cố phấn đấu để thoát khỏi cái vòng tròn luẩn quẩn đó.
10. Bạn thông minh sẽ có người nói bạn tâm cơ, bạn nỗ lực sẽ có người nói bạn may mắn, bạn lạc quan sẽ có người nói bạn giả tạo, có khi bạn rõ ràng là một ly nước trắng cũng có người một mực cho rằng bạn là nước bẩn, ai cả đời cũng gặp qua rất nhiều loại người, chỉ cần trong thâm tâm mình trong sạch thì mãi mãi không cần minh bạch với những người không hiểu mình.
11. Đừng quá tin lời hay ý đẹp cũng đừng quá để tâm lời qua tiếng lại.
12. Không "dọn" được thì đừng "bày biện" quá nhiều.
13. Đừng dùng bí mật để đổi lấy một người bạn.
14. Bạn nữ tốt sẽ không đòi hỏi bạn nam mua cái này mua cái kia, bạn nam tốt sẽ không chờ bạn nữ mở miệng nói muốn cái gì thì mới mua cho.
15. Đừng có ngu ngốc làm lộ điểm yếu của mình để lấy lòng tin của người khác.
16. Đừng mang bí mật nói với gió, gió sẽ thổi đi khắp khu rừng.
17. Có những người mình giúp họ 7 phần, ngược lại họ lại nghĩ rằng mình còn nợ họ 3 phần.
18. Niềm vui chia sẻ sai người sẽ biến thành khoe khoang, khó khăn chia sẻ sai người sẽ biến thành đạo đức giả, có khi còn là chuyện cười.
19. Ghét ai cũng đừng nói cho người khác biết, một mình mình biết là đủ rồi.

20. Vô duyên và vui tính là 2 chuyện khác nhau.
Nói thẳng và thẳng thắn là 2 chuyện khác nhau.
Vô học và vô tư là 2 chuyện khác nhau.
Công tư phân minh và ngay thẳng là 2 chuyện khác nhau.

21. Đừng cho rằng ai cũng là người hùng của mình, chỉ có mình mới cứu được mình.
22. Con gái có thể tự mình chủ động theo đuổi người khác nhưng nhất định không được chịu thiệt.
23. Đại học không phải là con đường duy nhất nhưng lại là con đường tốt nhất.
24. Biết người không bình người.
25. Không cần tranh luận với người không cùng đẳng cấp.

ST.



Cuộc đời con người có thể vì tiền mà "vào sinh ra tử". Vất vả nửa đời chính là vì mong muốn tích góp nhiều tiền tài, vật chất hơn nữa để có thể nâng chất lượng sinh hoạt lên một độ cao khác. Thế nhưng, đồng thời tiền tài cũng tựa như xiềng xích, lòng tham là nấm mộ chôn vùi bản thân. Chúng ta càng để đồng tiền, danh lợi, vật chất chiếm đoạt bản thân lại càng đánh mất tất cả. Cuối cùng chỉ là công dã tràng, không còn gì trong tay.
Đó chính là lý do mà cổ nhân có câu: “Nhân vị tài tử, điểu vị thực vong”, tức là “Người chết vì tiền tài, chim chết vì miếng ăn”. Câu nói này bắt nguồn từ một điển tích xa xưa kể lại rằng:
Thời cổ đại, có một thanh niên tên là A Tam chẳng biết làm gì, chỉ suốt ngày ăn rồi lại nằm, mong chờ cuộc đời không làm mà hưởng, tiền tài từ trên trời rơi xuống.
Một con chim hung ác gần đó biết chuyện, nửa đêm tìm đến nhà A Tam và nói rằng: “Chẳng phải ngươi muốn được giàu có chỉ trong 1 đêm sao? Ta sẽ giúp ngươi.”
A Tam vội vàng hỏi: “Mi chỉ là một con chim thì có thể giúp ta kiểu gì?”.
Con chim hung ác trả lời: “Ở xa ngoài khơi có một hòn đảo, trên đảo toàn là vàng. Chỉ cần mỗi ngày ngươi trả cho ta 1 con dê để ăn no bụng, ta có thể đưa ngươi bay đến đó nhặt vàng về”.
A Tam không cần suy nghĩ gì nhiều đã nhanh chóng đồng ý, leo lên lưng con chim để nó chở mình bay qua núi cao, lướt qua biển rộng, cuối cùng đặt chân tới một hòn đảo được trải vàng óng ánh, dõi mắt nhìn không thấy điểm cuối là đâu. Trước khi thả A Tam xuống, con chim nói: “Ngươi nhất định chỉ được ở lại trên đảo khi màn đêm còn buông xuống. Ngay khi mặt trời vừa lên, chúng ta phải nhanh chóng rời khỏi”.
Nói rồi, nó thả A Tam xuống đất. Tuy nhiên, số vàng khổng lồ trước mắt khiến anh ta quên luôn lời dặn của con chim. Ba lần bảy lượt thúc giục mà A Tam vẫn không chịu đi, thế là con chim lập tức bỏ lại anh ta để bay vút đi. Ngay lúc đó, mặt trời nhô lên, A Tam lập tức bị lửa thiêu cháy.
Về phần con chim, nó tức tối vì đã mất công mất sức bao nhiêu, nhưng kết quả lại không được gì. Thế là đêm xuống, nó lại trở về hòn đảo, lấy thi thể A Tam làm bữa tiệc lớn nhưng vì mải ăn, lần này đến lượt nó quên mất thời gian, cuối cùng rơi vào kết cục không khác gì anh ta vào sáng hôm sau.
Vậy nên người ta mới dùng câu nói “Người chết vì tiền tài, chim chết vì miếng ăn” để cảnh tỉnh thế nhân đừng để danh vọng, tiền tài và vật chất che mờ đôi mắt, buông thả ham muốn vô độ, cuối cùng đánh mất chính mình.
Ngày nay, cuộc sống tràn ngập cám dỗ lại càng khiến chúng ta dễ dàng sa ngã, chấp nhận đánh đổi rất nhiều nguyên tắc, quy định và phẩm hạnh chỉ vì một món lợi ích. Vì làm giàu, thương nhân có thể bất chấp thủ đoạn trong cạnh tranh, chỉ tập trung vào lợi nhuận thu về. Khi chữ “Tài” chiếm mất vị trí đầu tiên trong lòng người thì ngũ thường của người quân tử là Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín tự nhiên cũng không bị xem nhẹ.
Một người đàn ông trụ cột gia đình thường phải gánh trọng trách kinh tế trên vai, cung cấp và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho cả gia đình. Nếu kiếm được ít, người ta có lý do để coi thường. Tự bản thân người đó cũng sẽ cảm thấy mất mát, tự ti và chua xót chán nản trước cuộc đời. Do đó, áp lực phải làm giàu cũng trở nên nặng nề gấp bội.
Đời xưa đã có câu “Quân tử ái tài”, đời nay cũng chẳng có ai không yêu tiền, không muốn ở nhà đẹp, không muốn đi xe sang, không muốn ăn sung mặc sướng, vinh hoa phú quý đầy nhà. Thế nhưng, nếu cứ một mực nắm giữ những thứ không thuộc về mình, chúng ta sẽ không bao giờ có thể thực sự sở hữu hạnh phúc.
Vàng bạc châu báu chỉ như thêu hoa trên gấm, có thì tốt đẹp, không có cũng chẳng ảnh hưởng gì tới đời sống thực tế của mỗi người. Đôi khi, nếu gạt bỏ lòng tham sang một bên, chúng ta sẽ nhận ra rằng mình có thể dễ dàng thỏa mãn hơn nhiều. Nhà chỉ cần đủ để ở, không cần quá xa hoa. Xe chỉ cần đủ để di chuyển, không cần quá đắt tiền. Của cải chỉ cần đủ dùng trang trải cuộc sống và có một khoản tiết kiệm, không cần sở hữu quá nhiều số 0 “nằm ngủ” trong tài khoản ngân hàng.
Giàu hay nghèo thì chúng ta vẫn sống, vẫn có tư cách để được hạnh phúc với chính hiện tại của mình. Cuộc sống có vô vàn cách sống, quan trọng nhất là được sống cho chính bản thân, cho những người xung quanh, cảm nhận sự thỏa mãn từ đáy lòng.
Mỗi người chỉ có 1 cuộc đời để sống. Khoảng thời gian mất đi đều không thể lấy lại được. Vì vậy, tại sao không hưởng thụ cuộc sống của chính mình, tìm kiếm những điều bản thân yêu thích và thoải mái nhất? Trên con đường tương lai, có thể chúng ta còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Do đó, hãy học cách tận hưởng và sống cho vui vẻ ngay tại thời điểm này. Đó mới là cuộc sống có thể khiến bạn hạnh phúc.
Dù có mù quáng theo đuổi tiền tài vật chất, công danh lợi lộc, nhan sắc vóng dáng hay bất cứ thứ gì khác, mục tiêu cuối cùng mà chúng ta tìm kiếm cả đời vẫn chỉ là hai chữ “hạnh phúc”. Đôi khi, chúng ta vẫn luôn có được nó, chỉ là không biết trân trọng mà thôi. Khi được làm điều bạn thích là tự do, thích điều bạn làm chính là hạnh phúc.
Đừng vì những giá trị phù hoa hư vinh phù du của đời người mà đánh mất giá trị cốt lõi của bản thân. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ cũng không thể bằng một khoảng không tĩnh lặng, an yên cho riêng mình. Đừng như con chim hung ác hay A Tam tham lam trong câu chuyện kể trên, chỉ vì cái lợi ích trước mắt mà đánh mất cả sinh mạng của mình. Sống ở đời, đánh mất bản thân thì có khác gì đánh mất sinh mạng?
Theo Trí thức trẻ


1. Bất kỳ một sự đả kích nào cũng không nên trở thành cái cớ cho bạn sa ngã. Bạn không thể thay đổi thế giới nhưng bạn có thể thay đổi bản thân mình. Việc cần làm là chọn lựa một con đường đúng đắn và kiên trì bước tiếp.
2. Đừng bao giờ thay đổi mình vì người khác. Nếu họ không thể tiếp nhận một con người nhiều điểm xấu là bạn, thì cũng không xứng để có được một con người với nhiều điểm tốt là bạn.
3. Thực ra, con người luôn ngược đời, người yêu bạn chiều chuộng bạn thì bạn không thèm. Người lạnh lùng, ơ hờ với bạn thì bạn lại theo đuổi mãi không thôi. Cuối cùng, người bị tổn thương đầy mình là chính bản thân bạn.
4. Sự lợi hại thực sự không phải là bạn quen biết bao nhiêu người, mà là vào lúc bạn gặp hoạn nạn, có bao nhiêu người quen biết bạn.
5. Tiền xu luôn tạo ra tiếng động nhưng tiền giấy lại luôn im lặng. Vì thế khi giá trị của bạn tăng lên hãy giữ cho mình khiêm tốn và nói ít đi.
6. Thượng đế đóng cánh cửa của bạn lại, thì đồng thời dùng một cánh cửa khác để kẹp đầu bạn, nếu bạn nghĩ rằng cuộc đời chỉ có hai cánh cửa đấy mà không chịu thoát ra tiếp. Còn cánh cửa thứ 3, cánh cửa này mở được, nhưng là vực thẳm.
7. Cuộc sống, là một bộ sách vô số chữ, mỗi người có cách đọc của riêng mình. Cuộc sống, là một câu hỏi có nhiều lời giải, mỗi người có đáp án của riêng mình. Cuộc sống, là một tách trà, mỗi người có cách thưởng thức của riêng mình. Những lúc không vui, hãy tự nhủ với bản thân: Rằng tất thảy của tất thảy, chính là để cuộc sống, thoải mái hơn, vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn.
8. Có sinh sẽ có tử, song chỉ cần bạn vẫn đang có mặt trên đời này, thì phải sống bằng cách tốt nhất. Có thể không có tình yêu, không có đồ hàng hiệu, song không thể không vui vẻ.
9. Người ta nghĩ sao về bạn, không có liên quan gì đến bạn. Bạn sống thế nào, cũng không có liên quan gì đến người ta.
10. Đừng tranh cãi với kẻ ngu vì họ sẽ kéo bạn xuống ngang tầm và dễ dàng đánh bại bạn bằng kinh nghiệm của họ.
11. Nếu hôm nay cuộc đời lừa bạn, đừng buồn mà khóc, vì có lẽ ngày mai và ngày sau nữa nó vẫn còn lừa bạn đấy.
12. Lưỡi không có xương nhưng cũng đủ cứng để có thể làm tan nát một trái tim. Vì vậy hãy cẩn thận với ngôn từ của bạn.
13. Giống như hoa dại, hãy học cách sinh tồn trong mọi hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, ngay cả khi người đời cho rằng bạn không thể.
14. Nếu người khác tôn trọng bạn, hãy tôn trọng họ. Nếu họ không tôn trọng bạn, vẫn cứ tôn trọng họ, đừng để hành động của người khác ảnh hưởng đến nhân cách tốt đẹp của bạn. Bởi lẽ, bạn chính là bạn chứ không phải là một ai khác.
15. Đương nhiên không phải cứ cố gắng là sẽ thành công, nhiều lúc đem hết tất cả của bản thân ra rồi mà vẫn thất bại đấy thôi. Nhưng cái chính là thất bại rồi đôi khi lại học được nhiều hơn cả thành công, bởi thất bại mới biết nên dừng, nên cố hơn ở điểm nào.
16. Nếu như bạn mong đợi người đời sẽ tử tế với bạn chỉ vì bạn tử tế với họ, thì cũng giống như việc bạn trông chờ một con sư tử không ăn thịt mình chỉ vì mình không ăn thịt nó. Cuộc sống vốn dĩ không công bằng, hãy học cách thích ứng đi.
17. Kẻ khốn cùng nhất trên thế giới này không phải là người không có một đồng xu dính túi, mà là kẻ không có nổi một ước mơ.
18. Khi con sóng cuộc đời ập đến và dòng chảy làm thuyền bạn lật. Đừng tốn nước mắt cho những điều đã qua, cứ an nhiên thả mình trôi theo sóng.
19. Để trở thành một ngôi sao, bạn phải tự tỏa ánh sáng của riêng mình, đi theo con đường của riêng mình, và đừng lo lắng về bóng tối, bởi đó là khi sao sáng nhất.
20. Khi cuộc đời đẩy bạn ngã xuống, hãy cố hạ cánh bằng lực. Bởi vì nếu bạn có thể nhìn lên, bạn có thể đứng dậy. Hãy để lý trí kéo bạn dậy.
21. Xấu chính là bệnh, nếu không vì sao thẩm mỹ viện cũng được coi là bệnh viện. Soi gương nhiều vào, dù có đau khổ, suy sụp ra sao, bạn cũng đã biết nguyên nhân. Đẹp thì ăn cũng được coi là dáng ăn đẹp, xấu thì chỉ được gọi là cái thùng cơm thôi.
22. Kiếm tiền là một loại năng lực, tiêu tiền là một loại kỹ thuật, năng lực của tôi có hạn nhưng kỹ thuật lại rất cao.
23. Không phải tiền bạc, sự nghèo khó mới chính là gốc rễ của mọi điều xấu xa và tội lỗi. Khi nghèo khó con người ta thường hay làm liều và không thể làm chủ được bản thân nên dễ phạm phải nhiều sai phạm và lầm lỗi.
24. Đừng nên trách móc bất kỳ ai trong cuộc đời này vì: Những người tốt đem đến cho bạn hạnh phúc, những người xấu đem đến cho bạn kinh nghiệm, những người tồi tệ đem đến cho bạn bài học và những con người tuyệt vời đem đến cho bạn kỉ niệm.
25. Bạn có thể bị tổn thương nếu yêu một người một cách say đắm, nhưng nó là phương pháp duy nhất khiến con người bạn trở nên toàn diện.
26. Nếu bạn kiếm được nhiều tiền, nên làm nhiều việc thiện khi bạn còn sống, đó là một cách trả báo tốt nhất cho bạn.
ST.

Kẻ vô dụng tích cực (dùng để nói đến những người chỉ thích thiết lập tuyên ngôn cho chính mình, nhưng mãi mãi không làm được). Kiểu người này luôn trong tâm thế tích cực đi lên, nhưng hành động lại y hệt một kẻ vô dụng, họ luôn cảm thấy khủng hoảng sau cách sống buông thả, thường tự trách sự lười biếng của bản thân.
Bề ngoài thì, họ đang tìm kiếm sự đi lên, họ luôn mong muốn thay đổi bản thân, họ rất cầu tiến, nhưng trên thực tế họ chỉ đang dùng một phương pháp viển vông để che giấu sự lười biếng của mình.
Việc làm này vô cùng nguy hiểm: họ càng tích cực xây dựng đủ loại chí hướng, họ càng thất bại nhanh hơn. Rất nhiều người, chính là bị hủy hoại bởi sự ra vẻ cầu tiến này.
- Trở nên vô dụng tích cực, đó là bản chất con người
Đầu năm 2017, viện nghiên cứu tại Mỹ đã tiến hành một cuộc khảo sát 1273 người và tổng kết những mục tiêu mà mọi người thích đặt ra nhất:
1. Giảm béo, chế độ ăn uống lành mạnh (21,4%).
2. Nâng cao bản thân và cải thiện điều kiện sống (12,3%).
3. Học cách quản lý tài chính (8.5%).
4. Bỏ thuốc lá (7,1%).
5. Dành nhiều thời gian hơn với gia đình (6,2%).
6. Học một thứ mới (5,3%).
7. Tìm người yêu (4,3%).
8. Thay đổi một công việc khác tốt hơn (4,1%).
Vì sao lại lấy số liệu của Mỹ để nói về việc này? Bởi vì chỉ cần nhìn vào bảng số liệu này, bạn sẽ thấy rằng những người trẻ trên thế giới đều thiết lập những tuyên ngôn tương tự như vậy.
Tuy nhiên, trong những người lập tuyên ngôn này, chỉ có 9,2% cho biết họ đã thành công trong việc thực hiện mong muốn của mình - một con số chưa đầy 10%.
42,4% nói rằng họ chưa bao giờ thực hiện bất kỳ lời hứa nào, và 27,4% nói rằng họ thường từ bỏ mục tiêu sau bảy ngày hứa hẹn.
Người vô dụng tích cực dễ mắc phải hội chứng hy vọng "giả":
"Vừa mới bắt đầu họ đã xem những kỳ vọng thiếu thực tế như một mục tiêu, đặc biệt là khi những mong muốn xa vời này lại mạnh mẽ một cách kì lạ, họ sẽ có nhiều lạc quan hơn thực tế, sẽ tạo ra một số "ảo tưởng" sai sự thật, khiến cho bản thân họ tin rằng những mong muốn này có có thể đạt được."
Nhưng bởi vì những kỳ vòng này đều thiếu thực tế, họ sẽ dễ dàng bị thất bại, từ đó thay đổi mục tiêu. Mục tiêu tiếp theo cũng khó đạt được như vậy, họ thất bại một lần nữa, và lại thay đổi mục tiêu một lần nữa.
Đây là một vòng luẩn quẩn tồi tệ. Mà còn đáng sợ hơn nữa, đây là cội nguồn của sự tuyệt vọng.
"Vô dụng tích cực", chính là một hoàn cảnh sinh tồn của con người. Nếu như bạn không thể thoát khỏi tình huống này, cuộc sống của bạn thật sự sẽ trở thành một mớ hỗn độn.
Lý do tại sao chúng ta dễ dàng quên đi những hành động thực tế?
Là bởi vì chúng ta thiếu một loại năng lực tự làm chủ.
Trong quyển sách bán chạy The willpower instinc (Ồ! Đây chính là thứ tôi cần: Cơ chế của sự tự chủ và phương pháp để tự chủ hơn - theo bản Việt), tác giả đã đề cập đến một thực nghiệm:
Năm 2007, các nhà nghiên cứu thuộc viện nghiên cứu Max Planck đã thiết kế một cuộc thi. Họ đã chọn 19 con tinh tinh và 40 sinh viên đến từ Harvard, để so sánh sức mạnh của ý chí tự chủ.
Cách thức là cả hai bên phải kiềm chế không ăn uống.
Trong vòng đầu tiên, tất cả thí sinh có thể chọn 2 hoặc 6 loại thực phẩm mà bản thân yêu thích làm phần thưởng. Tất nhiên, dù là tinh tinh hay người đều chọn con số tối đa là 6 loại thực phẩm.
Lý do rất hiển nhiên: Cho dù là động vật hay con người, càng nhiều thì luôn là càng tốt.
Ở vòng thứ hai, các nhà nghiên cứu đã biến những lựa chọn trở nên khó khăn hơn một chút, họ đã cho các thí sinh có cơ hội lựa chọn giữa việc được ăn ngay 2 phần thực phẩm, hoặc phải chờ hai phút, sau đó ăn 6 phần.
Ai sẽ kiên nhẫn hơn?
Điều bất ngờ là: 72% con tinh tinh đã chọn chờ đợi để nhận được phần thưởng lớn hơn, trong khi chỉ 19% sinh viên đại học sẵn sàng chờ đợi.
Khả năng tự chủ của con người, thậm chí còn kém hơn khả năng tự chủ của tinh tinh!
Làm thế nào để giải thích hành vi này?
Chúng ta cần mượn khái niệm "chiết khấu trễ" của nhà kinh tế: Thật ra, đối với con người mà nói, khi thời gian bạn chờ đợi một phần thưởng càng dài, thì giá trị của phần thưởng đó đối với bạn càng thấp.
Thời gian chậm lại càng ít, nhận thức về giá trị của bạn càng giảm đi đáng kể.
Ví dụ, chỉ cần chậm 120 giây, thì sự cám dỗ của 6 phần thực phẩm đó sẽ ít hơn nhiều so với sự cám dỗ của 2 phần thực phẩm.
Con người là vậy, họ biết suy nghĩ đến tương lai: "Sau khi ăn xong 2 phần thực phẩm này, có lẽ còn có phần tiếp theo lớn hơn! Không cần phải sợ, thỏa mãn sự hưởng thụ của hiện tại rồi, còn có sự hưởng thụ lớn hơn trong tương lai."
Còn động vật thì không nghĩ như thế. Đối với động vật mà nói, chúng không có khái niệm về "tương lai": 2 phần và 6 phần là lựa chọn ngay hiện tại của chúng, chúng đương nhiên sẽ chọn 6 phần.
Thỏa mãn ngay tức thì là bản chất con người. Lý do những người "vô dụng tích cực" trở nên phổ biến là bởi vì thời hiện đại này thường có nhiều cám dỗ bày ra trước mặt họ:
Muốn đọc sách, học từ vựng? Thôi hay là xem một bộ phim mới trước vậy.
Muốn rèn luyện thể thao? Thôi hay là ăn cái bánh mới mua thơm nức mũi trước vậy.
Muốn viết một bài luận? Thôi hay là ngủ trưa một giấc trước vậy.
Hành động phấn đấu tích cực của bạn đã bị cản trở bởi đủ loại cám dỗ như vậy, ý chí bị bào mòn dần, và sau này bạn chỉ có thể trơ mắt nhìn từng tuyên ngôn mà bản thân đã thiết lập sụp đổ.
Không thể kiểm soát bản thân, còn có một lý do sâu xa hơn.
Vấn đề nằm ở đâu?
Thật ra, thứ có thể ảnh hưởng đến việc bạn đạt được ước muốn của mình, còn cao hơn tự chủ hay ý chí, chính là thói quen của bạn.
Một khi bạn đã hình thành thói quen, thói quen sẽ phát sinh tác dụng: nó giống như việc một người phải ăn ba bữa trong ngày, đánh răng rửa mặt sau khi thức dậy. Bạn có thể hoàn thành những công việc này mà không cần quá nhiều ý chí.
Một người vốn học giỏi, cũng đã trở thành "người vô dụng tích cực".
- Vậy làm thế nào để chúng ta thoát khỏi chứng "vô dụng tích cực"?
Về cơ bản, chúng ta phải nuôi dưỡng những thói quen tốt. Bởi vì thói quen đủ tốt, ý chí sẽ đủ mạnh.
Vậy thì, chúng ta làm thế nào để hình thành một thói quen?
Trước hết chúng ta phải biết rằng, con người có hai loại thói quen.
Một là thói quen hằng ngày. Ví dụ đã được nhắc đến ở phần trên, ăn ba bữa trong ngày và đánh răng rửa mặt, bạn cần nuôi dưỡng những thói quen như vậy.
Nhưng con người còn có một thói quen khác: thói quen mang tính bắt buộc.
Thói quen mang tính bắt buộc là một thói quen được hình thành dựa vào việc bạn tự gò ép chính mình. Nhưng bạn có thể nuôi dưỡng bất kỳ thói quen nào bạn muốn nuôi dưỡng không? Xin lỗi, bạn không thể.
Có một sự thật nghịch lý: một thói quen, chỉ khi bạn thật sự yêu thích nó, bạn mới có thể nuôi dưỡng, cho dù bạn bị ép buộc phải nuôi dưỡng. Vả lại việc bạn hình thành nó, không phải là do bị ép buộc, phần lớn là vì bạn yêu thích nó.
Còn những gì bạn không thích, cho dù bị ép bạn vẫn không thể nuôi dưỡng nên niềm yêu thích đối với nó.
- Do vậy, để tránh trở thành "người vô dụng tích cực", gợi ý đầu tiên chính là: tìm ra một thứ mà bạn thật sự yêu thích.
"Thật sự yêu thích." Đây vốn dĩ là một từ ngữ rất chủ quan.
Bạn sẽ không thích các môn học mà bạn có thể dễ dàng làm kiểm tra được điểm cao chứ?
Chắc là sẽ không đâu.
Ý chí mạnh mẽ, thật ra được bắt nguồn từ việc tìm được sở thích, sở trường của riêng mình.
- Bước thứ hai để tránh trở thành một "người vô dụng tích cực", đương nhiên chính là bắt đầu nuôi dưỡng những thói quen tốt.
Những phương pháp này đều hiệu quả, luôn sẽ có một phương pháp phù hợp với bạn, điều quan trọng nhất là sự kiên trì.
Đương nhiên, nếu như thói quen này được bạn yêu thích mà không phải người khác ép buộc bạn, thì bạn có thể không cần đến bất kỳ phần thưởng vật chất nào, bởi vì niềm vui của mỗi một lần tiến bộ sẽ là phần thưởng lớn nhất đối với bạn.
Đi theo hướng hình thành những thói quen tốt này, bạn sẽ từng bước thoát khỏi cạm bẫy "vô dụng tích cực" và trở thành một "người phi thường tích cực" thật sự.
Nguồn: CafeBiz

Author Name

y

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Thiên Kim Blog. Được tạo bởi Blogger.