Latest Post


Bước 1:  

Bấm “phím tắt” trên bàn phím “Windows +R” để mở hộp thoại Run.



Nhập %localappdata% nhấn OK. để mở file Explorer và điều hướng đến thư mục AppData\Local

  1. Tìm thư mục “ZaloPC”.
  2. Sao chép thư mục “ZaloPC” (Ctrl+C).
  3. Mở ổ đĩa D muốn lưu trử và dán thư mục “ZaloPC” vào (Ctrl+V).
  4. Xóa thư mục “ZaloPC” khỏi ổ đĩa C.

Bước 2 : 

Mở “CMD” Command Prompt với quyền quản trị: administrator bằng cách tìm kiếm “cmd” trong menu Start, nhấn chuột phải và chọn “Run as administrator”.

  1. Copy code dòng lênh: mklink /D “%localappdata%\ZaloPC” “D:\ZaloPC” và Enter
  2. Thông báo thành công: symbolic link created for C:\Users\Admin\AppData\Local\ZaloPC <<===>> D:\ZaloPC

“Symbolic link created” cho biết rằng liên kết “ZaloPC <<===>> D:\ZaloPC” đã được tạo ra thư mục hoạt động lưu trữ dữ liệu trên ổ đĩa D.

Hãy kiểm tra lại bằng cách mở ZaloPC và đảm bảo rằng nó vẫn hoạt động bình thường và có thể truy cập dữ liệu từ vị trí mới trên ổ đĩa D.

St.


1. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Biết níu giữ là khôn ngoan. Nhưng khi đã già, ta mới nhận ra rằng: Biết buông bỏ mới là trí tuệ!

2. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Người giàu có là người lấy về rất nhiều. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Người giàu có là người cho đi rất lớn!

3. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Mạnh mẽ là vượt qua người khác. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Mạnh mẽ là vượt qua chính mình!

4. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Kẻ nói nhiều là kẻ thông minh. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Người biết lắng nghe mới là người thông thái!

5. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Nếu ta thắng phải hơn người thua. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Đến nơi là mọi người cùng thắng!

6. Khi còn trẻ, ta thường muốn sống thật lâu. Nhưng khi đã già, ta muốn sống sao cho có ý nghĩa với cuộc đời!

7. Khi còn trẻ, ta thường muốn người khác chấp nhận mình. Nhưng khi đã già, ta nhận ra rằng: Chỉ cần mình chấp nhận mình là đủ!

8. Khi còn trẻ, ta mong muốn thay đổi cả thế giới. Nhưng khi đã già, ta mong muốn thay đổi chỉ bản thân mình mà thôi!

9. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Khi trưởng thành, ta sẽ không còn bị tổn thương. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Trưởng thành là biết điều chỉnh tiếng khóc về chế độ im lặng!

10. Và khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Có tiền sẽ có tình yêu, có vật chất, người ta sẽ yêu quý…. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Lương thiện bạn sẽ có mọi trái tim!

Sưu tầm



1. Ném bùn vào người khác thì trước tiên tay bạn đã lấm bẩn. Lời nói ác ý cũng vậy.

2. Ai đã qua những khi đói khát lang thang mới biết quý bát cơm nguội lót lòng. Ai đã trải gian nan khổ ải mới biết trân trọng giây phút bình an.

3. Có ai phán xét dù không biết gì về bạn, hãy nhớ: Chó sủa khi gặp người lạ.

4. Con người ta sinh ra với 1 cái miệng để nói 1 lời, với 2 cái tai để nghe từ 2 phía. Chứ không phải 1 cái miệng nói 2 lời và 1 cái tai chỉ để nghe từ 1 phía.

5. Áo rách có thể vá, nhưng lòng tổn thương thì khó mà phục hồi.

6. Con người hơn nhau không phải ở địa vị, kinh tế, trình độ mà là ở cách sống.

7. Cuộc đời như những chuyến xe, người lên, người xuống, người về, người đi. Lúc hội ngộ, lúc phân ly nụ cười tiếng khóc, có khi lặng buồn.

8. Đừng dùng trí thông minh của mình để lợi dụng kiếm lời từ người khác. Được vật chất nhưng mất nhân cách.

9. Chẳng ai sinh ra mà đã hợp nhau, một chút nhường nhịn, một chút chịu đựng, thêm một chút nhẫn nại….và có cả một chút hy sinh vì nhau thì tình yêu mới bền vững!

10. Chơi với người tốt như đi trong sương tuy không ướt áo nhưng mát rượi. Chơi với người xấu như đi giữa rừng gươm tuy không bị thương nhưng thường sợ hãi.

11. Đời người là một hợp đồng trọn gói niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc, khổ đau….tất cả chỉ bán chung một gói, không thể mua riêng từng thứ được.

12. Khi móng tay dài chúng ta cắt móng tay chứ không cắt ngón tay, cũng tương tự khi hiểu lầm hãy cắt bớt cái tôi chứng đừng cắt đứt mối quan hệ.

13. Muốn thương nhau thì phải hiểu nhau, muốn hiểu nhau thì phải tin tưởng nhau, muốn tin tưởng nhau thì phải thật lòng với nhau.

14. Thay đổi những điều mình có thể thay đổi và chấp nhận những điều mình không thể thay đổi, đó cũng là một loại tri thức (Không sợ chậm Chỉ sợ dừng - Vãn Tình). Mà tri thức, muốn có được thì phải học.

15. Những người khiến chúng ta phải cúi đầu khâm phục hoặc ghi nhớ mãi, dù ít dù nhiều đều đã từng trải qua những thăng trầm biến động. Người có thể chịu đựng và vượt qua trở ngại lớn mới có thể đạt được thành công vang dội.

ST.


Trước những sóng gió, những thị phi đời người mới thấy rõ chân tình.

Có những chuyện đúng sai không còn quan trọng nữa, không cần giải thích, ai hiểu được thì hiểu, không phân trần bởi đâu phải bao giờ sự thật cũng thắng.

Người ta thương thì cảm ơn, ghét đành chịu. Bởi mỗi người một tính nết, người tốt làm việc tốt mà không cần kể lễ mới hay, kẻ xấu hành động thiện lương chỉ trong thầm lặng, trăm lần nể phục.

Cuộc sống này trắng đen lẫn lộn, có những chuyện mắt thấy tai nghe nhưng chưa hẳn là sự thật, một đoá sen sống giữa bùn lầy mà vẫn ngát thơm đấy thôi.

Không ai là tốt hoàn toàn, chẳng ai xấu tuyệt đối. Bạn xấu với ai tôi không cần biết, nhưng bạn tốt với tôi, tôi trân trọng.

Có những chuyện thật không đáng, chẳng một ai hay mà bạn làm cả thiên hạ điều biết. Càng cố chứng minh mình là người tốt thì vô tình đẩy người khác làm kẻ xấu.

Vết nứt dù có chấp vá đến đâu cũng để lại vết hằn, vết thương dẫu có lành nhưng vẫn còn sẹo. Vậy nên sẽ cố gắng sẽ bình tâm suy nghĩ cho thấu đáo trước những câu chuyện cuộc đời.

ST.

Giai đoạn 1: Bắt chước người khác

Từ khi sinh ra ta đã cần phụ thuộc vào người khác. Chúng ta không thể đi, không thể nói, không thể tự kiếm ăn, và chắc chắc là không thể tự kê khai thuế.

Khi còn nhỏ, cách học tập bẩm sinh của chúng là quan sát và bắt chước người khác. Đầu tiên chúng ta học các kĩ năng cơ bản như đi lại và nói chuyện. Sau đó chúng ta phát triển các kĩ năng xã hội bằng cách nhìn và làm theo những người xung quanh mình. Và cuối cùng, trong những năm tháng cuối cùng của thời thơ ấu, chúng ta học cách thích nghi với văn hóa xã hội bằng cách quan sát các luật lệ và phong tục xung quanh môi trường sống của mình và cố gắng cư xử theo cách mà thường được xã hội chấp nhận.

Mục tiêu của giai đoạn 1 là dạy chúng ta cách tồn tại trong xã hội này để ta có thể tự chủ và tự chăm sóc được bản thân mình. Những người lớn khác trong cộng đồng sẽ dìu dắt ta đạt tới giai đoạn này thông qua sự trợ giúp để ta có thể tự ra quyết định và thực hiện chúng về sau.

Nhưng sẽ luôn có một số người lớn không thể chấp nhận điều này. Họ trừng phạt chúng ta vì ta được độc lập. Họ không ủng hộ các quyết định của ta. Và vì vậy chúng ta không phát triển được sự tự chủ. Chúng ta bị kẹt trong giai đoạn1, mãi mãi bắt chước những người xung quanh mình, mãi mãi cố gắng làm hài lòng tất cả những người khác để chúng ta không bị phán xét là kẻ lập dị.

Trong một cá nhân lành mạnh “bình thường”, Giai đoạn 1 sẽ kéo dài đến cuối tuổi vị thành niên và giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành. Đối với một số người, nó có thể kéo dài đến cả khi họ đã là người lớn. Một vài người từng thức dậy một ngày ở tuổi 45 mới bất giác nhận ra rằng họ chưa bao giờ thực sự sống cho chính mình và tự trách móc mình đã làm gì với bao năm tháng đã qua.

Đây là Giai đoạn 1. Giai đoạn bắt chước. Luôn luôn tìm kiếm sự chấp thuận và sự xác tín. Thiếu vắng tư duy độc lập và các giá trị của bản thân.

Chúng ta phải luôn ý thức được những tiêu chuẩn và kì vọng của những người xung quanh dành cho chúng ta. Nhưng chúng ta cũng phải đủ mạnh mẽ để hành động bất chấp những tiêu chuẩn và sự mong đợi của khác khi bản thân mình cảm thấy điều đó là cần thiết. Chúng ta cần phải phát triển khả năng hành động do mình và vì mình.

Giai đoạn 2: Tự khám phá bản thân

Trong Giai đoạn 1, chúng ta học cách hòa nhập với con người và văn hóa xung quanh. Giai đoạn 2 sẽ là lúc học hỏi điều gì làm chúng ta khác biệt với đám đông. Điều này đòi hỏi chúng ta bắt đầu tự ra quyết định cho mình, tự thử thách mình, tự hiểu mình và khám phá ra điều gì khiến mình độc đáo.

Giai đoạn 2 bao gồm rất nhiều cuộc thử sai. Chúng ta thử nghiệm bằng cách sống ở những nơi mới lạ, giao lưu với những người mới, uống những đồ mới, và thử “quan hệ” với người lạ xem sao.

Trong Giai đoạn 2 của tôi, tôi rời quê hương và thăm thú khoảng 50 quốc gia gì đó. Giai đoạn 2 của anh trai tôi là đâm thẳng đầu vào hệ thống chính trị ở thủ đô Washington. Giai đoạn 2 của mỗi người sẽ khác nhau đôi chút bởi vì mỗi chúng ta đều có sự khác biệt.

Giai đoạn 2 là quá trình khám phá ra bản thân. Chúng ta thử nhiều thứ. Một số có thể thành công, 1 số có thể thất bại. Mục đích là để bạn chọn lấy cái nào đúng đắn và tiếp tục hành động.



Giai đoạn 2 kéo dài cho tới khi chúng ta bắt đầu chạm đến những giới hạn của mình. Điều này có thể làm nhiều người khó chịu. Nhưng bất kể mấy diễn giả thành công có nói gì với bạn, khám phá ra được những giới hạn của mình là một điều hoàn toàn tốt và lành mạnh.

Bạn chắc chắc sẽ kém ở khoản nào đó, bất kể bạn có cố gắng đến đâu. Và bạn cần biết chúng là gì. Tôi không được trời phú cho tài năng xuất sắc ở bất kì môn thể thao nào. Thật buồn khi học được điều này, nhưng quan trọng là tôi biết mình không giỏi mảng đó. Tôi cũng chỉ giỏi tự nấu ăn cho mình ngang với em bé làm văng món nước sốt táo khắp sàn nhà. Chúng ta đều cần phải học được rằng mình dốt thứ gì. Và biết được điều này càng sớm trong cuộc đời càng tốt.

Vậy nên, chúng ta không giỏi ở một vài món. Và rồi bạn cũng sẽ học được rằng có những thứ thật tuyệt trong ngắn hạn, nhưng rồi sẽ chán dần sau một vài năm. Du lịch thế giới là một ví dụ. Lăng nhăng với cơ số người khác là 1 ví dụ thứ hai. Uống rượu vào tối thứ 3 là ví dụ thứ ba. Còn rất nhiều nữa. Tin tôi đi.

Biết được những giới hạn của bạn rất quan trọng bởi vì cuối cùng bạn phải nhận ra chân lý rằng thời gian của bạn trên Trái Đất này không có nhiều và vì vậy bạn nên đầu tư nó vào những thứ có ý nghĩa nhất. Điều này có nghĩa là nhận ra rằng cho dù bạn có khả năng làm được điều gì đó, không có nghĩa là bạn nên làm nó. Nhận ra rằng bởi vì bạn thích kiểu người này không có nghĩa là bạn nên ở mãi với họ. Và nhận ra rằng mọi thứ đều có chi phí cơ hội và bạn không thể có tất cả.

Tôi biết một vài người không bao giờ cho phép mình cảm thấy giới hạn hoặc là bởi vì họ từ chối thừa nhận lỗi lầm của mình hoặc bởi vì họ tự huyễn hoặc rằng mình không có giới hạn. Những người này sẽ bị kẹt lại trong Giai đoạn 2.

Có những người “cứ mãi khởi nghiệp” khi đã 38 tuổi, vẫn sống với mẹ và vẫn không kiếm ra được đồng nào sau 15 năm cố gắng. Có những “diễn viên đầy tham vọng” vẫn đang làm bồi bản và đã không đi thử vai trong 2 năm. Có những người không thể an vị vào một mối quan hệ lâu dài bởi vì họ luôn luôn có cảm giác rằng sẽ luôn có một ai đó tốt hơn xuất hiện. Họ là những người cố “lau chùi” những sai lầm như thể “giải phóng” sự tiêu cực vào vũ trụ, hoặc “thanh trừng” tất cả những sai lầm khỏi cuộc đời mình.

Đến một lúc nào đó, chúng ta đều phải thừa nhận chân lý: cuộc đời này rất ngắn ngủi, mọi ước mơ của ta đều không thể thành hiện thực, và vì vậy chúng ta nên cẩn thận lựa và chọn thứ gì chúng ta làm tốt nhất và toàn tâm toàn ý với nó.

Nhưng những người mắc kẹt trong giai đoạn 2 dành phần lớn thời gian để tự thuyết phục mình điều ngược lại. Rằng họ như một siêu nhân. Rằng họ có thể vượt qua tất cả. Rằng cuộc đời họ là sự phát triển và đi lên không bao giờ ngừng, trong khi ai cũng thể nhìn thấy rõ ràng họ chỉ đang chạy tại chỗ.

Với những cá nhân lành mạnh, Giai đoạn 2 bắt đầu từ giữa cuối tuổi vị thành niên và kéo dài cho đến giữa 20 hoặc giữa 30. Những ai vẫn mãi kẹt trong giai đoạn 2 thường được mọi người gọi là mắc “Hội chứng Peter Pan” – những kẻ lông bông cả đời, luôn luôn đi tìm bản thân mình, nhưng không tìm thấy thứ gì.

Giai đoạn 3: Toàn tâm toàn ý

Một khi bạn đã đẩy mình đến những giới hạn và hoặc là biết được những gì mình kém (ví dụ: thể thao, nghệ thuật nấu ăn) hoặc là hiểu rằng các cuộc vui thì cũng chúng tàn (ví dụ: hội hè, chơi điện thử, thủ dâm) thì bạn sẽ còn lại những thứ a) thực sự quan trọng với bạn, và b) bạn không đến nỗi quá tồi. Bây giờ là lúc bạn cần ghi dấu lên thế giới này.

Giai đoạn 3 là thời điểm đẹp nhất cho bạn xây dựng lâu đài cuộc đời. Bạn đã chia tay những người bạn chỉ biết kìm kẹp mình. Bạn đã tạm biệt những trò chơi vô bổ, lãng phí thời gian. Bạn đã giã từ những giấc mơ ngày xưa mà chắc chắc không thể sớm thành hiện thực.

Vậy nên bạn cần tập trung hết sức vào thứ bạn giỏi nhất và tốt nhất cho bạn. Bạn cần tập trung vào những mối quan hệ quan trọng nhất trong đời. Bạn cần tập trung vào sứ mệnh duy nhất trong đời bạn, dù là giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng trên thế giới hay trở thành một nghệ sĩ vẽ kĩ thuật số hoặc trở thành một chuyên gia về não bộ, hay có những đứa con đáng yêu chảy đầy nước mũi. Dù nó là gì đi chăng nữa, đây là lúc bạn hoàn thành mọi thứ mình ao ước.



Giai đoạn thứ 3 là lúc bạn tối đa hóa khả năng của mình mình trong cuộc đời này. Nó là lúc xây dựng di sản của bạn. Bạn sẽ để lại gì cho cuộc đời khi bạn ra đi? Mọi người sẽ nhớ về bạn như nào? Dù đó là một nghiên cứu đột phá hoặc một phát kiến mới tuyệt vời hay một gia đình đáng yêu, Giai đoạn 3 là lúc bạn thay đổi thế giới này khác đi một chút nhờ sợ tồn tại của bạn trên đời.

Giai đoạn 3 sẽ kết thúc khi có sự hợp nhất của 2 thứ: 1) Bạn cảm thấy như thế mình không còn gì có thể phấn đấu được nữa, 2) Bạn đã già và đã mệt và thấy rằng mình nên uống martini và chơi trò giải ô chữ cả cuộc đời còn lại.

Đối với những người “bình thường”, Giai đoạn 3 thường kéo dài từ khoảng 30 tuổi tới tuổi nghỉ hưu.

Những người bị mắt kẹt ở Giai đoạn thứ 3 thường là do không biết buông bỏ đam mê của mình và luôn ham muốn nhiều hơn. Chính vì vậy họ sẽ luôn khao khát phấn đấu đến tận 70 hay 80 tuổi.

Giai đoạn 4: Di sản

Khi đến giai đoạn này, mọi người đã dành khoảng 50 năm để đầu tư vào những thứ họ tin rằng là có ý nghĩa và quan trọng. Họ đã làm được những điều tuyệt vời, làm việc chăm chỉ, đạt được mọi thứ mình có, có thể đã có một gia đình hay một quỹ từ thiện hay tạo ra 1 sự đổi thay to lớn trong chính trị hay văn hóa, và giờ họ đã toại nguyện. Họ đã đạt đến độ tuổi mà năng lượng và hoàn cảnh của họ không cho phép họ theo đuổi đam mê của mình xa hơn nữa.

Mục tiêu của giai đoạn này trở thành không chỉ tạo ra 1 di sản mà làm sao để đảm bảo nó vẫn tồn tại kể cả khi bạn đã ra đi.

Việc này có thể đơn giản là việc bạn hỗ trợ và răn dạy con cháu của mình và ngắm nhìn chúng tận hưởng cuộc sống. Bạn cũng có thể giao phó lại các dự án hay công việc của mình cho các học trò. Bạn cũng có thể là tham gia vào hoạt động chính trị nhiều hơn để khẳng định các giá trị của mình trong một xã hội đã đi qua quá nhiều xáo trộn.



Giai đoạn 4 rất quan trọng về mặt tâm lý bởi vì nó khiến chúng ta dễ chấp nhận sự thật rằng ta rồi sẽ phải chết. Bởi vì là con người, chúng ta có một nhu cầu sâu thẳm muốn cảm thấy rằng cuộc đời của mình có một ý nghĩa gì đấy. Thứ ý nghĩa chúng ta luôn luôn tìm kiếm về bản chất chính là cơ chế tâm lý phòng vệ chống lại sự khó hiểu của cuộc sống này và sự tuyệt đối cái chết. Đánh mất ý nghĩa đó, hoặc nhìn nó tuột khỏi tầm tay, hoặc từ từ cảm thấy như thể thế giới này đã rời bỏ bạn lại phía sau, không khác nào phải đối diện trực diện với sự lãng quên và để nó nuốt chửng bạn.

Bài học cần rút ra là gì?

Đi qua mỗi giai đoạn cuộc đời giúp chúng ta có thể kiểm soát hạnh phúc và sự thịnh vượng của mình tốt hơn.

Trong Giai đoạn 1, một người sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào những hành động của người khác và cần được chấp thuận để có thể hạnh phúc. Đây là một chiến lược sống kinh khủng bởi vì con người thật khó đoán và bất định.

Trong Giai đoạn 2, người ta trở nên tự lực hơn, nhưng vẫn dựa vào thành công ngoại lai để có thể hạnh phúc – tiền, sự tán dương, chiến thắng, chiến công, vvv. Chúng có thể dễ kiểm soát hơn con người, nhưng về lâu dài chúng vẫn rất khó dự đoán.

Giai đoạn 3 sẽ phụ thuộc vào 1 số ít các mối quan hệ và những đam mê mà đã tự chứng tỏ chúng đáng để theo đuổi từ Giai đoạn 2. Những thứ này đã ổn định hơn qua thử thách. Và cuối cùng, Giai đoạn 4 đòi hỏi chúng ta chỉ bám giữ vào những gì mình đã hoàn thành được và nên ngừng kì vọng quá nhiều.

Trong mỗi giai đoạn, hạnh phúc trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào các giá trị nội tại, có thể kiểm soát và bớt dựa vào các yếu tố bên ngoài của thế giới không ngừng xoay chuyển này.

Xung đột giữa các giai đoạn

Các giai đoạn sau không thay thế các giai đoạn trước đó. Chúng vượt lên trên nó. Trong Giai đoạn 2 mọi người vẫn quan tâm đến việc được người khác chấp thuận. Họ chỉ quan tâm nhiều hơn đến thứ gì khác. Trong Giai đoạn 3, mọi người vẫn quan tâm tới việc thúc đẩy những giới hạn của chính mình. Chỉ là họ quan tâm nhiều hơn đến những cam kết mà mình đã đặt ra.

Mỗi giai đoạn đại diện cho sự xáo trộn các ưu tiên trong cuộc đời mỗi người. Chính vì lý do này, mà khi mọi người chuyển dịch từ 1 giai đoạn này sang giai đoạn khác, mọi người sẽ thường trải nghiệm sự mất mát các mối quan hệ. Nếu bạn đang ở Giai đoạn 2, và tất cả bạn bè của bạn vẫn đang ở đó, rồi đột nhiên bạn hạ quyết tâm, lao vào Giai đoạn 3 để xây dựng sự nghiệp, nhưng những người bạn của mình vẫn còn đang đi tìm kiếm bản thân, sự mất kết nối căn bản giữa các giá trị của bạn và bạn bè của bạn sẽ xuất hiện và lúc đó thật khó để vẫn còn có thể chơi với nhau.

Nói chung, mọi người sẽ phóng chiếu giai đoạn của họ lên mọi người xung quanh mình. Những người ở Giai đoạn 1 sẽ phán xét những người khác qua khả năng họ có được xã hội chấp nhận hay không. Những người ở Giai đoạn 2 sẽ phán xét những người khác bằng khả năng vượt qua các giới hạn của chính mình và thử những thứ mới. Những người ở Giai đoạn 3 sẽ phán xét những người khác dựa trên những cam kết cuộc đời của họ và những thành tựu họ có thể đạt được. Những người ở giai đoạn 4 sẽ phán xét người khác dựa về những giá trị mà họ bảo vệ và những thứ họ đã chọn sống vì nó.

Giá trị của chấn thương tâm lý

Phát triển bản thân thường được mô tả như một sự tiến bộ trải đầy hoa lệ, đi từ 1 kẻ ngu ngốc đến sự giác mộ, chưa đựng rất nhiều hoan lạc, bước đi tự hào trên thảm hoa, và đập tay với 2000 người tại một buổi hội thảo mà bạn phải trả rất nhiều tiền để tham dự.



Nhưng sự thật là những chuyển giao trong các giai đoạn của cuộc đời thường được kích hoạt bởi những dư chấn hay những sự kiện cực kì tiêu cực. Một lần suýt chết. Một cuộc li hôn. Một tình bạn đổ vỡ hay sự ra đi của người yêu.

Vết thương làm chúng ta lùi lại và đánh giá lại những động lực sâu thẩm nhất và các quyết định mà mình đã đưa ra. Nó cho phép chúng ta suy tư về việc liệu những chiến lược theo đuổi hạnh phúc của chúng ta có thực sự thành công hay không.

Điều gì làm chúng ta mắc kẹt

Có một thứ làm chúng ta mắt kẹt ở mỗi giai đoạn: cảm giác chưa bao giờ là đủ

Mọi người kẹt ở Giai đoạn 1 bởi vì họ luôn cảm thấy như thể họ là một phiên bản lỗi và khác biệt với những người khác, vì vậy họ sẽ đặt mọi nỗ lực của mình vào việc làm những thứ khiến người khác hài lòng. Nhưng bất kể họ có cố gắng tới đâu, họ sẽ cảm thấy chưa bao giờ là đủ.

Mọi người kẹt ở Giai đoạn 2 bởi vì họ cảm thấy như thế họ lẽ ra nên làm nhiều hơn, tốt hơn, mới hơn, hiệu quả hơn. Nhưng bất kể họ có cố gắng tới đâu, họ sẽ cảm thấy chưa bao giờ là đủ.

Mọi người kẹt ở Giai đoạn 3 bởi vì họ cảm thấy như thế họ chưa tạo ra đủ ảnh hưởng có ích lên thế giới này, rằng lẽ ra mình có thể tạo ra nhiều thay đổi tích cực hơn trong lĩnh vực mà mình đã cam kết. Nhưng bất kể họ có cố gắng tới đâu, họ sẽ cảm thấy chưa bao giờ là đủ.

Những người ở Giai đoạn 4 vẫn cảm thấy mắc kẹt bởi vì họ lo lắng rằng di sản của họ sẽ không bền vững hay không tạo ra thay đổi lớn lao nào cho thế hệ sau. Họ bám và níu giữ lấy nó và thúc đẩy nó tới những hơi thở cuối cùng. Nhưng họ vẫn thấy chưa đủ.

Giải pháp cho mỗi giai đoạn này là hãy nhìn lại. Để vượt lên Giai đoạn 1, bạn phải chấp nhận rằng mình sẽ không bao giờ có thể làm vui lòng mọi người, và vì vậy bạn phải đưa ra quyết định cho chính đời mình.

Để vượt lên Giai đoạn 2, bạn phải chấp nhận rằng bạn sẽ không bao giờ có thể đạt được mọi thứ bạn ước mơ hay khao khát và vì vậy phải tập trung vào thứ quan trọng nhất và toàn tâm toàn ý với nó.

Để vượt lên Giai đoạn 3, bạn phải nhận rằng thời gian và năng lượng là giới hạn và vì vậy bạn phải xác định lại mục tiêu của mình lúc này là giúp những người khác quản lý những dự án ý nghĩa mà bạn đã khởi sự.

Để vượt lên Giai đoạn 4, bạn phải nhận ra rằng thay đổi là điều tất yếu, và sự ảnh hưởng của một con người, cho dù họ có tài giỏi, quyền thế, có ích tới đâu, cuối cùng rồi sẽ tan biến.

Và cuộc đời vẫn sẽ tiếp diễn.


 ST.

 



" Tomato đọc ngược lại vẫn là Tomato. Có đảo ngược thế nào thì cà chua cũng vẫn là cà chua ". 

Cà chua xanh thì bên trong cũng xanh, ngoài đỏ thì bên trong cũng đỏ. Không giống như quả dưa hấu, ngoài xanh mà trong lại đỏ... 

Con người ta không phải lúc nào cũng sống được như quả cà chua, sống thật đúng với cái " tôi " bên trong của mình. Có khi muốn sống như thế nhưng lại không thể được. Và cái câu " đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy " lại được áp dụng triệt để như một lời biện minh hữu ích. Người ta bảo đấy là sự kết hợp cà chua với dưa hấu để cho ra thế hệ F1 hoàn hảo, biết biến hoá linh hoạt trong từng hoàn cảnh... 

Nhưng, như một người bạn đã nói: " Nếu như trong cuộc đời, cái gì cũng là chính nó, người tốt kẻ xấu đều có thể phân định ngay từ lần gặp đầu tiên, cuộc sống còn thú vị nữa hay không? Cũng như trong cuộc sống, những " người xấu " thật ra cũng không đáng ghét lắm. Sự có mặt của họ tạo nên sự phong phú cho cuộc đời và ở một chừng mực nào đó, họ tạo nên thế đối lập khiến những người tốt được nhận diện và ngợi khen. 

Có một " người bạn cà chua " cũng tốt, nhưng đối diện với một cây dưa hấu vẫn thú vị hơn nhiều. Không phải giả dối, mà là biết giấu mình một chút, người đối diện sẽ cảm thấy được khám phá và phát hiện ra sự thú vị ẩn chứa bên trong cái vẻ ngoài lạnh lùng ấy. 

Có người nói rằng sống trong đời là tìm cách chiếm lĩnh một lập trường sống, một lập trường nhân cách giữa cuộc đời. Ngoại trừ số ít người có can đảm không quan tâm đến xung quanh, thì đa số những người còn lại đều có đôi lúc hoang mang về cách sống của mình. 

Tôi không phải là một người " can đảm không quan tâm đến xung quanh ". Tôi đôi khi cũng vẫn hoài nghi về lối sống của mình. Nhưng tôi thích phân biệt rõ ràng tốt - xấu, kể cả ngay từ lần gặp đầu tiên. Tôi vẫn thích trắng đen rõ ràng hơn là mờ mờ ảo ảo. Và hơn hết, tôi vẫn thích có một " người bạn cà chua " hơn là một " người bạn dưa hấu ". Không phải ai cũng biết giới hạn của việc " giấu mình đi một chút " cho người khác khám phá. Người ta hay tham lam, hay đi quá đà mà chẳng nhận ra được đâu là điểm dừng. 

Thích thì bảo là thích. Không thích thì bảo là không thích. 

Yêu thì bảo là yêu mà không yêu thì nói không yêu. 

Đừng có miệng nói yêu mà trong bụng thì ghét, sau lưng lại nói xấu hết lời. " Dù ai cách núi ngăn sông ta cũng không nói ghét là yêu. Dù ai ngăn sông cấm chợ ta cũng không nói yêu là ghét ". 

Xấu thì hãy sống đúng như xấu, đừng cố tỏ ra mình tốt đẹp. Mà tốt đẹp rồi thì hãy giữ và làm cho mình tốt đẹp hơn. 

Nghèo thì không thể sống cuộc sống của giàu, mà giàu cũng chẳng thể cố vờ như mình nghèo khó. 

Sống đúng với bản thân mình, đấy mới là ý nghĩa sâu xa của " triết lý cà chua "! 

- Sưu tầm-

Author Name

y

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Thiên Kim Blog. Được tạo bởi Blogger.